Lao phổi là một trong những căn bệnh đang có xu hướng tăng cao hiện nay và nguy hiểm. Thông thường bệnh nếu không phải cấp tính sẽ được điều trị tại nhà. Vậy cần làm gì để chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà?
- Rối loạn thần kinh thực vật căn bệnh “khó trị” tuổi già
- Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm tới sức khỏe người già…
- Những cách bạn cần làm khi mắc chứng run tay ở người…
Cách chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến do Mycobacterium tubeculosis gây ra. Bệnh có thể cấp tính hay mãn tính, khu trú ở phổi hay lan rộng ra các cơ quan khác như da, màng não, thận, xương, ruột…
Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà
Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, bệnh lao phổi là một bệnh rất dễ lây lan qua không khí, đặc biệt ở trong phòng kín hoặc nhà ở chật hẹp. Chính vì vậy khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà cần phải chú ý:
- Cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc với những thành viên khác trong gia đình và cộng đồng.
- Luôn mang khẩu trang che mũi, miệng khi phải giao tiếp với người. Khi ho hoặc hắt hơi cần phải che miệng, khạc đàm đúng nơi quy định và được hủy bệnh phẩm theo đúng phương pháp (ví dụ như đốt).
- Vì đang mang mầm bệnh nên tốt nhất là không tiếp xúc với những người có hệ miễn dịch kém như trẻ em, người già, bệnh nhân HIV/AIDS, bị các bệnh đái tháo đường, suy thận.
- Nếu người bệnh ho ra máu quá nhiều nên đặt ở tư thế Fowler.
- Đặt người bệnh ở tư thế thoải mái nhất để đường hô hấp được lưu thông dễ dàng.
- Căn dặn bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường và tránh di chuyển hoặc vận động.
- Luôn sẵn sàng hút đờm ở miệng hoặc sâu trong đường thở để đảm bảo khí được thông thương tốt
- Chuẩn bị sẵn ca nhổ ở nơi dễ lấy; có vạch đo số lượng máu thoát ra của bệnh nhân.
Cách chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh bị lao phổi
Cách chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh bị lao phổi
Cần chú ý chăm sóc chế độ dinh dưỡng người cao tuổi cho bệnh nhân để thúc đẩy quá trình hồi phục, nâng cao tổng trạng cho người bệnh. Bệnh nhân lao thường ăn ít, ăn không ngon nên cần nấu ăn hợp khẩu vị; động viên người bệnh ăn nhiều. Cần có chế độ ăn uống riêng cho người bệnh lao phổi.
- Năng lượng: Nhu cầu năng lượng của bệnh nhân lao tăng lên do mắc bệnh. Thường năng lượng từ khẩu phần ăn tăng từ 20-30% để duy trì trọng lượng cơ thể.
- Protein: Protein rất quan trọng để ngăn ngừa sự lãng phí năng lượng dự trữ trong cơ thể
- Các vi chất dinh dưỡng: Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, vượt 50 – 150% lượng thức ăn khuyến nghị hàng ngày của người bình thường
- Cho người bệnh ăn những thực phẩm giàu đạm, calo, rau quả; tăng cường các loại thức uống, nước ép.
- Trong khi điều trị bằng thuốc, người bệnh lao phổi hay bị phản ứng phụ là chán ăn. Vì vậy nhiều bữa ăn nhỏ đa dạng các món là cần thiết, ưu tiên những món bệnh nhân thích.
Các lưu ý khác khi chăm sóc bệnh nhân lao phổi tại nhà
Các lưu ý khác khi chăm sóc bệnh nhân lao phổi tại nhà
- Nghỉ ngơi: Ngủ đủ mang lại hiệu quả nghỉ ngơi tốt nhất. Thời gian ngủ lý tưởng của bệnh nhân lao phổi là trưa ngủ 1-2 tiếng, tối ngủ 7-8 tiếng.
- Giống với những bệnh người cao tuổi thường gặp, cần phải cho bệnh nhân tắm giặt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thay quần áo mỗi ngày. Có thể hỗ trợ nếu người bệnh không làm được nhưng cần đeo khẩu trang cẩn thận để tránh lây nhiễm.
- Khi đã vào giai đoạn ổn định, có thể thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng như tập thể dục, đọc sách, đi dạo nhưng tránh nơi đông người.
Trên đây là cách chăm sóc người bệnh lao phổi tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng để quá trình điều trị bệnh của người thân đạt hiệu quả tốt hơn; cùng như phòng tránh được sự lây nhiễm bệnh cho mình và người thân khác.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn