Có lẽ cuộc sống hiện đại dễ khiến cho người ta bị dư cân và béo phì hơn là suy dinh dưỡng. Đặc biệt là các em nhỏ rất thích ăn thức ăn nhanh và lười ăn rau quả.
- Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh viêm họng
- Dinh dưỡng qua thông dạ dày như thế nào?
- Triệu chứng và cách phòng tránh bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Béo phì ở trẻ đang có tình trạng tăng cao
Các bé không còn thích thú với các trò chơi dân gian vui đùa chạy nhảy với các bạn mà thay vào đó là nằm lì ở nhà chơi game hay xem ti vi. Dĩ nhiên thì ai trong chúng ta cũng biết rằng béo phì là không tốt cho sức khỏe, do đó, hãy cùng tìm hiểu về béo phì và các vấn đề liên quan qua bài phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi nghe nói có thể biết được con mình có béo phì hay không thông qua chỉ số BMI. Bác sĩ xin cho tôi hỏi BMI là gì và BMI được tính như thế nào ạ?
Trả lời:
Thường chúng ta sẽ theo dõi con mình có béo phì hay không bằng BMI. Vậy nó là cái gì? BMI là chỉ số khối của cơ thể dựa vào cân nặng và chiều cao, từ đó chúng ta sẽ biết xem là cân nặng con chúng ta có phù hợp với lứa tuổi hay không?
Theo tin tức sức khỏe, cách tính BMI như sau: BMI = Cân nặng/Chiều cao * Chiều cao (Kg/m2)
Kết quả được diễn giải như sau:
- Cân nặng bình thường: BMI 18.5 – 24.9 kg/m2
- Trẻ dư cân: BMI 25 kg/m2
- Trẻ béo phì: BMI trên 25 kg/m2
- Trẻ béo phì nặng khi BMI > 35 kg/m2
Hỏi: Thưa bác sĩ, béo phì ảnh hưởng xấu như thế nào đến sức khỏe của bé ạ?
Tác hại béo phì ở trẻ
Trả lời:
Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại các mô mỡ và các tổ chức khác gây hậu quả xấu cho sức khoẻ. Trẻ em và thiếu niên bị béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sau:
- Trên tim mạch: gây ra tăng huyết áp
- Trên hô hấp: bất thường chức năng hô hấp, hội chứng ngưng thở lúc ngủ, hen phế quản
- Trên hệ tiêu hóa: sỏi mật, gan nhiễm mỡ viêm gan
- Thần kinh: Có vấn đề về các hành vi
- Miễn dịch: suy giảm miễn dịch nên dễ bị nhiễm khuẩn
- Xương khớp: viêm khớp và ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt
- Ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết : tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến sinh dục
- Và một số loại ung thư như ung thư vú, đại tràng, dạ dày, buồng trứng, tử cung, tuyến tiền liệt, …
Hỏi: Thưa bác sĩ, có phải khi trẻ ăn quá nhiều thì sẽ dẫn đến béo phì không ạ?
Béo phì cũng có thể do gen di truyền
Trả lời:
Béo phì ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ do trẻ ăn quá nhiều, quá thừa calories mà còn do những nguyên nhân khác, cụ thể như sau:
- Do di truyền: Nguyên nhân đầu tiên có thể là do gen di truyền, nếu cha hoặc mẹ có bệnh béo phì thì con sẽ có khả năng mắc bệnh này cao hơn rất nhiều lần so với những đứa trẻ thông thường.
- Do chế độ ăn uống: Nếu trẻ không có một khẩu phần ăn hợp lý mà lại được cung cấp quá nhiều các chất như chất béo, tinh bột hay đường thì việc tích tụ mỡ thừa là vô cùng dễ dàng, đặc biệt là trẻ em ngày nay thì rất thích ăn các loại thức ăn nhanh và lười ăn rau quả chất xơ.
- Do lượng ít vận động: Những đứa trẻ thường chỉ nằm nhà xem tivi, chơi điện tử và không hoạt động thì cũng có nguy cơ bị béo phì rất cao vì lượng mỡ không được tiêu thụ một cách hợp lý mà lại tích tụ dần qua từng ngày.
Hỏi: Thưa bác sĩ, vậy làm sao để ngăn ngừa béo phì ở trẻ em ạ?
Trả lời:
Bạn có thể tập cho trẻ thói quen kết hợp nhiều loại đồ ăn với nhau để vừa không bị ngán vừa không bị quá thừa chất dẫn tới tích tụ mỡ. Bạn không nên để cho trẻ quá đói trước bữa ăn vì như vậy sẽ khiến trẻ ăn nhiều hơn. Đồng thời bạn cũng nên dành thời gian cho trẻ, rủ bé cùng chơi, cùng xem tivi hay tốt hơn là cùng chơi một môn thể thao nào đó để trẻ có thể vận động và nhất là không mắc phải các triệu chứng có thể đi kèm với béo phì như trầm cảm hay stress, …
Bệnh béo phì ở trẻ em là một căn bệnh với nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe cũng như là tinh thần của trẻ nhỏ. Nếu như thấy trẻ có những dấu hiệu của béo phì và ngày càng nặng hơn thì bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có thể nhận được sự tư vấn cũng như cách điều trị đúng đắn cho con em của mình.
Hỏi: Thưa bác sĩ, nếu trẻ đã bị béo phì thì bố mẹ có thể làm gì để giúp trẻ giảm cân ạ?
Giúp trẻ vận động hoặc chơi thể thao để giảm béo phì
Trả lời:
Bố mẹ nên có một chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ, hạn chế các chất đạm, đường, chất béo mà thay vào đó là rau xanh cùng trái cây. Thêm nữa, bố mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn của trẻ đồng thời cho trẻ uống nhiều nước. Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn quá nhiều các loại thức ăn nhanh, đồ uống có ga hay bánh ngọt các loại. Ngoài ra, bạn cũng nên tập cho trẻ thói quen thường xuyên vận động, có thể là chơi một môn thể thao yêu thích hay đơn giản chỉ là hoạt động nhẹ nhàng sau khi ăn no.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn