Viêm phổi là một căn bệnh liên quan đến vùng không gian trong phổi bị nhiễm trùng. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
- Nguyên nhân dẫn tới viêm tai giữa
- Một số lưu ý giúp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
- Tình trạng Stress kéo dài gây giảm tuổi thọ?
Bệnh viêm phổi là gì?
Bệnh viêm phổi là gì?
Bệnh viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng không gian (phế nang; phế nang đơn) trong phổi. Sự nhiễm khuẩn có thể do các vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Ngoài ra, bệnh viêm phổi có thể do hít phải bụi hoặc chất độc vào trong phổi.
Đối tượng mắc bệnh viêm phổi
Viêm phổi là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh viêm phổi thường nghiêm trọng hơn khi nó ảnh hưởng đến người lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những người mắc bệnh mãn tính hoặc những người có chức năng miễn dịch yếu.
Phân loại viêm phổi
Viêm phổi có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa theo đặc trưng của bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ thường dựa trên cách lây nhiễm như viêm phổi mắc phải tại cộng đồng hoặc viêm phổi mắc phải tại bệnh viện để phân loại bệnh.
Viêm phổi cộng đồng
Đây là một bệnh nhiễm trùng của phổi diễn ra ở bên ngoài bệnh viện hoặc môi trường. Bệnh phổ biến thường gặp ở ngoài viện và vào mùa đông.
Viêm phổi bệnh viện
Bệnh phát triển ở những bệnh nhân phải nhập viện hoặc được chăm sóc điều trị. Bệnh nhân nằm trên máy thở để hỗ trợ hô hấp hoặc chăm sóc sức khỏe lây truyền làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi tại bệnh viện.
Phân loại viêm phổi
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus tấn công vào phổi. Và nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm phổi do virus cúm. Bệnh thường gặp ở những người bị suy dinh dưỡng hoặc các bệnh hệ thống, khả năng bảo vệ bị suy giảm tạo điều kiện cho các sinh vật gây hại tấn công vào phổi. Các loại vi khuẩn, tế bào bạch cầu, các protein sẽ tấn công vào phổi gây ra viêm túi phế nang và chứa đầy dịch, dẫn đến các loại bệnh viêm phổi.
Ngoài các vi khuẩn và virus thì bệnh viêm phổi còn được gây ra bởi các loại nấm như Cryptococcus, Histoplasma và Coccidioides. Nhiễm nấm được gặp nhiều ở những người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc những người dùng thuốc ức chế chức năng miễn dịch.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi
Nhiều nghiên cứu cho thấy, người có hệ thống miễn dịch suy yếu; mắc bệnh ung thư hoặc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như hút thuốc; bị phổi mạn tính; nhiễm trùng đường hô hấp; …
Triệu chứng bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi có những triệu chứng nhẹ hoặc nặng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng như loại vi khuẩn, virus gây ra viêm phổi. bệnh thường có các triệu chứng như sốt cao, toát mồ hôi, tím tái; người bệnh sẽ có dấu hiệu ho khan, ho có đờm; đau bên ngực trái, cảm giác khó thở. Ngoài ra, một số người sẽ có đau đầu, chán ăn người mệt mỏi kèm theo đau khớp, nhịp tim tăng nhanh…
Triệu chứng bệnh viêm phổi
Điều trị bệnh viêm phổi như thế nào?
Trang thông tin sức khỏe mới nhất có cập nhật, bệnh viêm phổi là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus nên phương pháp điều trị hữu hiệu nhất là sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ được lựa chọn dựa theo nhiều yếu tố như các sinh vật gây nhiễm trùng; khả năng kháng thuốc của sinh vật; tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, đối với trường hợp bệnh nhân bị viêm phổi do virus thì không có thuốc kháng sinh hiệu quả.
Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi
- Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ.
- Tiêm vacxin phòng ngừa viêm phổi.
- Không hút thuốc.
- Tránh xa môi trường ô nhiễm khói bụi.
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc tập luyện thể dục thường xuyên; bổ sung nhiều chất dinh dưỡng; ngủ đủ giấc và uống nhiều nước.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn