Bệnh động mạch vành ở người cao tuổi được chia làm mấy loại?

Theo các chuyên gia về bệnh người cao tuổi thì bệnh mạch vành được chia thành nhiều dạng bệnh lý, mỗi dạng có những triệu chứng và nguy hiểm khác nhau.

Bệnh động mạch vành ở người cao tuổi được chia làm mấy loại?

Trang thông tin Sức khỏe người cao tuổi cho biết  bệnh động mạch vành thường bao gồm 3 dạng bệnh lý như sau:

Đau thắt ngực ổn định

Đau thắt ngực ổn định là một dạng đau ngực thường gặp trong bệnh lý mạch vành. Được gọi là “ổn định” bởi vì nó thường mang tính chất tương tự nhau trong mỗi lần xuất hiện. Cụ thể, cơn đau thường chỉ xảy ra khi đang thực hiện các hoạt động phải dùng nhiều sức như chơi thể thao, mang vác nặng, leo cầu thang… hay khi căng thẳng tâm lý, một số trường hợp có thể xuất hiện khi nhiệt độ môi trường đột ngột xuống thấp. Các cơn đau này thường sẽ giảm dần mức độ khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn mạch.

Người bệnh thường mô tả với cảm giác đau hay khó chịu ở ngực, ngay phía dưới xương ức, cảm giác giống như trái tim bị bóp chặt hay bị một vật rất nặng đè lên. Cơn đau có thể lan lên cổ, vai, hàm, lưng, cánh tay. Trong cơn đau thắt ngực ổn định, cũng có thể đi kèm các triệu chứng như khó thở, buồn nôn, mệt mỏi, toát mồ hôi hay lo lắng, căng thẳng.

Có thể gặp cơn đau thắt ngực ổn định vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, buổi sáng là thời điểm các cơn đau thắt ngực ổn định dễ xuất hiện nhất.

Cơn đau thắt ngực ổn định nếu không được điều trị tốt có thể tiến triển thành cơn đau thắt ngực không ổn định, lúc này nguy cơ nhồi máu cơ tim rất cao. Chính vì vậy, người bệnh cần điều trị hết sức tích cực và cách hiệu quả nhất đó là kết hợp đồng bộ tất cả các giải pháp trên.

Đau thắt ngực không ổn định

Đau thắt ngực không ổn định (hội chứng mạch vành cấp) là khi mảng xơ vữa bị nứt vỡ đột ngột làm xuất hiện cục máu đông hoặc mảnh vỡ gây tắc nghẽn dòng máu đến nuôi tim gây đau thắt ngực, nhưng chưa làm tổn thương ở cơ tim. Tuy nhiên, đó lại tiền đề cho cơn nhồi máu cơ tim trong tương lai.

Theo các Dược sĩ giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Nam Định tương tự như cơn đau thắt ngực ổn định, đau thắt ngực không ổn định cũng có các triệu chứng điển hình như: đau nhói tim bên trái, có thể lan ra cánh tay trái hoặc ra phía sau xương ức. Đôi khi, biểu hiện của cơn đau còn xuất hiện ở cổ hoặc hàm. Người bệnh có thể cảm thấy khó tiêu, đầy trướng, buồn nôn, đánh trống ngực, khó thở, choáng váng, ra mồ hôi nhiều. Tuy nhiên, cơn đau thắt ngực không ổn định thường nặng hơn, dai dẳng và đột ngột hơn đau thắt ngực ổn định.

Bệnh động mạch vành ở người cao tuổi

Các bác sĩ, giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết những biểu hiện của cơn đau thắt ngực được coi là không ổn định cụ thể như sau:

  • Cơn đau không liên quan đến gắng sức, thường xuất hiện ngay cả lúc nghỉ ngơi, khi bị stress, thời tiết thay đổi hay xảy ra vào nửa đêm về sáng.
  • Cơn đau thường kéo dài trên 15 phút, không giảm khi nghỉ ngơi và không đáp ứng với thuốc giãn mạch như các cơn đau thắt ngực ổn định.

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là tình trạng bị tắc hoàn toàn động mạch vành (ĐMV) một cách nhanh chóng gây hoại tử vùng cơ tim phía sau phần nuôi dưỡng của đoạn ĐMV bị tắc. Về cơ chế gây nhồi máu cơ tim cũng giống phần nào so với cơn đau thắt ngực không ổn định là do sự nứt vỡ của mảng xơ vữa và gây huyết khối bịt tắc hoàn toàn ĐMV.

Triệu chứng điển hình nhất của cơn nhồi máu cơ tim là đau thắt ngực. Cơn đau khiến người bệnh có cảm giác như bị một bàn tay vô hình bóp chặt lấy tim, đè nén lồng ngực. Nó có thể lan xuống hàm, vai, cổ, cánh tay trái… một vài phút và lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, có những trường hợp nhồi máu cơ tim nhưng không hề xuất hiện triệu chứng đau ngực, mà thay vào đó là những dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với chứng bệnh khác, khiến người bệnh thường bỏ qua, bao gồm:

Những trường hợp này còn được gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng, thường gặp ở phụ nữ, người già, mắc bệnh tiểu đường lâu năm… Do đó, khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào để trên, bạn hãy cảnh giác với cơn nhồi máu cơ tim và cần nhanh chóng đi khám để được xử trí kịp thời.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *