Bệnh parkinson giai đoạn cuối có nguy hiểm không?

Cũng giống như nhiều bệnh khác, bệnh Parkinson được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn bệnh sẽ phát triển theo một hướng và xuất hiện các triệu chứng khác nhau ở người bệnh.

Khi bệnh chuyển giai đoạn cuối sinh hoạt người già trở nên rất khó khăn

Khi bệnh chuyển giai đoạn cuối sinh hoạt người già trở nên rất khó khăn

Bệnh Parkinson giai đoạn cuối hay còn gọi cách khác là bệnh Parkinson giai đoạn muộn. Đây là một trong những bệnh người già hay mắc phải, bệnh thường xuất hiện ở những người trên 55 tuổi. Bệnh không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng lại gây cản trở lớn trong sinh hoạt hàng ngày của người mắc bệnh.

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Parkinson giai đoạn cuối

Bệnh Parksinon là một rối loạn thoái hóa thần kinh tiến triển theo thời gian và không thể phục hồi làm suy yếu khả năng vận động, lời nói và các chức năng khác. Đa phần những bệnh nhân bị mắc bệnh Parksinon trong nhiều năm có xu hướng bị co cứng cơ miệng khó nuốt, chảy nước dãi, chân tay cơ cứng, người khó cử động, tiểu không tự chủ, táo bón, suy giảm trí nhớ. Giai đoạn cuối chính là giai đoạn bệnh phát triển nặng nhất, các cơ bắp trên cơ thể người bệnh trở nên cứng đờ, bệnh nhân thường không thể đứng, đi lại được và cần phải sử dụng xe lăn hoặc nằm liệt giường, việc sinh hoạt cá nhân phụ thuộc hoàn toàn vào người thân hoặc nhờ đến các dịch vụ chăm sóc người già tại bệnh viện hay các trung tâm.

Một điều đáng chú ý, hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi được căn bệnh tuổi già này. Thông thường khi mắc bệnh người bệnh thường được đưa đến những chuyên khoa thần kinh uy tín, bác sĩ điều trị Parkinson có tay nghề cao để điều trị. Ở giai đoạn này người bệnh sử dụng thuốc điều trị Parkinson rất dễ nhờn thuốc, tác dụng phụ của thuốc có thể nhiều hơn lợi ích đem lại, một số tác dụng phụ người bệnh dễ gặp phải như: buồn nôn, khó chịu suy giảm trí nhớ, bướng bỉnh, la hét… Vì thế khi mắc bệnh parkinson giai đoạn cuối tốt nhất là đưa người bệnh vào viện để tiện theo dõi, điều trị cũng như thăm khám.

Hiện nay chưa có một loại thuốc nào có thể chữa dứt điểm được căn bệnh này

Hiện nay chưa có một loại thuốc nào có thể chữa dứt điểm được căn bệnh này

Áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt để hạn chế sự phát triển của bệnh

Một trong những cách để giảm thiểu sự phát triển của bệnh đó là áp dụng chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống cho người bệnh thât khoa học và đảm bảo. Nên cho bệnh nhân dùng thức ăn mềm hoặc thức ăn dinh dưỡng dành cho người già bằng cách sử dụng ống thông hoặc bơm thức ăn trực tiếp vào cơ thể trong trường hợp nghiêm trọng .

Thức ăn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, các nhóm vitamin, chất khoáng, ăn nhiều những thực phẩm giàu chất xơ như rau, đậu nành, đậu phụ, các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, trái cây tươi và một vài món ăn tốt cho sức khỏe người bệnh. Một ngày nên cho người bệnh ăn làm nhiều bữa nhỏ và mỗi lần chỉ nên ăn một chút một để dễ tiêu hóa, hạn chế ăn thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, ga. Ngoài ra, kết hợp một số bài tập vật lý trị liệu, massager y tế, thiền… Việc chăm sóc chiếm vị trí rất quan trọng trong việc phục hồi chức năng, cũng như phòng ngừa và làm giảm các biến chứng, tai nạn cho bệnh nhân.

Cuộc sống của người mắc bệnh Parkinson rất khó khăn, như là một thử thách lớn, tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu rõ quan sát và chăm sóc chu đáo sẽ giúp được người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống thêm từng ngày.

xem thêm :  điều trị bệnh parkinson bằng đông y

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *