Cũng như giới trẻ, người cao tuổi luôn mang trong mình những đặc điểm tâm lí với những nét tính cách đặc trưng nhất định.
- Đàn ông tuổi 60 thích gì trong cuộc sống?
- Những câu chuyện hình ảnh người già cô đơn gây xúc động
- Những thay đổi “đáng gờm” về mặt tâm lý tuổi già
Lúc về già người già rất sợ sự cộ đơn
Tâm lý người già sợ cô độc và neo đơn
Có một thực tế là tâm lý người già rất sợ cô độc và neo đơn, họ sợ không ai quan tâm trò chuyện, họ sợ phải sống thui thủi một mình khi về già. Thứ họ cần duy nhất lúc này đó chính là có người để cùng họ tâm sự tuổi già.
Cũng như theo nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, những người già thường xuyên được người thân quan tâm sẽ có tuổi thọ cao hơn so với người ít được chia sẻ.
Người cao tuổi dễ stress hơn
Tưởng rằng stress chỉ xảy ra ở những người trẻ, những người có cuộc sống bận rộn nhưng thực chất người già lại có tần xuất bị stress nhiều hơn cả. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng người già bị stress là do họ có cảm giác mình như người thừa trong gia đình và xã hội. Họ luôn nghĩ rằng mình không còn vai trò hữu ích như trước, không ai cần đến mình, đôi lúc các cụ trở nên khó tính, bảo thủ, cố chấp chính vì những suy nghĩ này khiến cho người già thường bị stress và mắc một vài bệnh lý của người cao tuổi.
Sức khỏe giảm sút
Khi tuổi càng cao cơ thể càng nhanh bị lão hóa, sức khỏe người già cũng vì thế mà giảm sút nhanh chóng. Sự suy giảm về sức khỏe cũng dẫn đến những thay đổi về tính cách nên tình trạng cảm xúc của người cao tuổi có nhiều thay đổi. Người già thường dễ xúc động dù chỉ là những chuyện rất nhỏ nhặt, đồng thời cũng bàng quang, cứng nhắc và đa nghi, ít quan tâm đến người khác vì mãi chú ý quá mức đến sức khỏe và những nhu cầu của bản thân.
Đây chính là nguyên nhân tạo nên khoảng cách giữa người già và người trẻ, đôi khi là sự cãi vã. Vì thế người thân nên quan tâm chăm sóc sức khỏe người già hơn, chú trọng đến tâm lý cũng như suy nghĩ. Để hạn chế sự căng thẳng trong cuộc sống, con cháu nên nhường nhịn và đặt mình vào vị trí của người già để cảm thông và chấp nhận những nét tính cách này. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng làm được, có được suy nghĩ tích cực này.
Lúc này họ cần có người quan tâm hơn cả
Người già thường hay hoài niệm về quá khứ
Khi về già các cụ thường sống với những hoài niệm về quá khứ, những nuối tiếc về tuổi trẻ của mình. Vì lẽ đó, họ nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại và tự hào về kinh nghiệm sống đã qua. Họ muốn trở về với quá khứ để được sống với những kỉ niệm cũ của một thế giới thu hẹp. Cũng bởi vì điều này mà giới trẻ thường cho rằng ông bà của chúng ta đã cổ hủ, lỗi thời. Vô hình chung tạo ra một khoảng cách vô định giữa tuổi già và lớp trẻ.
Tâm lý người già thường rất phức tạp và khó hiểu nhưng hơn hết người thân hãy nhẹ nhàng, quan tâm đến người già trong gia đình để cho các cụ cảm thấy mình luôn có giá trị và quan trọng đối với con cháu chứ không phải giống như những suy nghĩ tiêu cực mà bản thân vốn mặc định.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn