Triệu chứng Dementia ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị

Dementia là một hội chứng có thể do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra và có thể hồi phục hoặc không hồi phục được. Bài viết dưới đây là thông tin về chứng bệnh Dementia được chia sẻ bởi các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Triệu chứng của Dementia là gì?

Chia sẻ thông tin y khoa, giảng viên Cao đẳng Dược Minh Tâm cho biết: hiện nay tỉ lệ người già mắc Dementia rất cao, nếu được phát hiện sớm thì tỉ lệ điều trị tốt hơn các đối tượng mắc bệnh lâu năm. Dementia được biết đến với một số biểu hiện sau đây:

  • Trí nhớ bị suy giảm, giai đoạn đầu thường là giảm trí nhớ ngắn hạn
  • Giảm khả năng nhận thức về thời gian, không gian
  • Giảm giao tiếp bằng lời và chữ viết, khó tìm từ khi nói, nói sai, viết sai
  • Không nhận ra được người thân, người quen, một số đồ vật quen thuộc hoặc có thể nhận nhầm
  • Khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh cá nhân…
  • Ngại tiếp xúc với người xung quanh, thu mình khỏi công việc và xã hội
  • Có sự thay đổi về cảm xúc: lo âu, trầm cảm, lãnh đạm, nghi ngờ, sợ hãi….
  • Khả năng điều hành bị suy giảm: giảm khả năng tính toán, giảm sự sáng tạo, không có khả năng đưa ra quyết định để điều hành, lập kế hoạch.
  • Có sự biến đổi nhân cách, luôn tự coi mình là trung tâm, rất dễ kích động và bệnh sẽ nặng lên khi tiến triển như bị kích động lời nói, hành động, có một số hành vi không phù hợp như đi lang thang.

Bên cạnh bị rối loạn về nhận thức, bệnh Dementia còn có triệu chứng rối loạn tâm lý – hành vi và giảm chức năng nặng nề tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh.

Phòng tránh bệnh Dementia như thế nào?

Hiện nay trên y học lâm sàng khẳng định, không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa chứng Dementia như một số bệnh thường gặp khác nhưng có các bước có thể hữu ích như sau:

Giữ cho tâm trí được hoạt động: Một số hoạt động kích thích tinh thần như: giải câu đố và chơi trò chơi chữ và rèn luyện trí nhớ có thể trì hoãn sự khởi phát của chứng Dementia.

Giữ các hoạt động thể chất và xã hội: Hoạt động thể chất và tương tác xã hội có thể trì hoãn sự khởi phát của chứng Dementia và giảm một số triệu chứng của bệnh.

Từ bỏ hút thuốc lá. Một số nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe người cao tuổi đã chỉ ra rằng: những người hút thuốc lá ở tuổi trung niên trở lên có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng Dementia. Vì thế, các chuyên gia khuyên bạn nên bỏ thuốc lá sớm nhất có thể.

Người bệnh nên bổ sung vitamin một cách khoa học nhất: Một số nghiên cứu cho thấy đối tượng có lượng vitamin D trong máu thấp có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và một số dạng Dementia khác. Do vậy, ngoài vitamin D bạn nên bổ sung các loại vitamin A,B,C,.. theo hướng dẫn của bác sĩ sĩ chuyên khoa.

Một số yếu tố bệnh lý tim mạch: Huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường hay BMI của bạn cao có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.

Định kì thăm khám sức khỏe tổng quát: Khám bệnh với bác sĩ về tình trạng sức khỏe giúp bạn nắm rõ bệnh lý mình đang mắc và có nguy cơ mắc, từ đó có cách sống khoa học và lạnh mạnh hơn.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn Địa Trung Hải với ưu điểm như: giàu trái cây, rau, ngũ cốc và axit béo omega-3, có thể giúp bạn giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.

Giấc ngủ chất lượng cao:  Muốn có giấc ngủ tốt, bạn có thể cân nhắc về yếu tố môi trường, không gian, nhiệt độ phòng ngủ, một số bệnh lý ảnh hưởng tới giấc ngủ của người cao tuổi cần được thăm khám và điêu trị ngay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *