Khi đã có tuổi người già thường rất hay dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và viêm phổi là một trong các bệnh phổ biến. Để đề phòng bệnh, người cao tuổi cần làm gì
- TÌM HIỂU DỊCH VỤ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI HIỆN NAY
- BẬT MÍ CÁCH CHỮA MẤT NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI KHÔNG CẦN THUỐC
- TOP NHỮNG CĂN BỆNH NGƯỜI CAO TUỔI THƯỜNG GẶP PHẢI
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
Theo trang sức khỏe người cao tuổi cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở người cao tuổi. Cụ thể:
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi thường do những nguyên nhân như: do vi sinh vật (vi khuẩn, virut, vi nấm), do khói bụi (môi trường ô nhiễm, khói bếp, thuốc lá, thuốc lào) hoặc ít vận động, nằm lâu do liệt…
Thủ phạm chính gây nên viêm phổi ở người cao tuổi là các vi khuẩn, vi rút sẵn có ở mũi, họng. Lợi dụng lúc cơ thể đang suy yếu vì nhiễm lạnh, sức đề kháng của cơ thể suy giảm chúng tấn công vào đường hô hấp và gây bệnh. Điển hình là vi khuẩn phế cầu và một số vi rút đường hô hấp, vi nấm.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh viêm phổi ở người cao tuổi
Theo Bác sĩ – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay để phòng viêm phổi, người cao tuổi cần lưu ý một số vấn đề như:
- Người cao tuổi cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, nơi ở phải thông thoáng, không hút thuốc lá, thuốc lào.
- Trong những ngày trời lạnh mà nhiệt độ giảm thấp cần được giữ ấm và tránh tiếp xúc nhiều với không khí lạnh. Hàng ngày, uống đủ lượng nước cần thiết (khoảng từ 1,5 – 2,0 lít), ăn thêm rau xanh trong các bữa ăn và tăng cường ăn trái cây.
- Vệ sinh mũi – họng – miệng như đánh răng, súc họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy.
- Vận động cơ thể bằng mọi hình thức tùy theo sức khỏe và điều kiện của từng người.
- Những người bị liệt cần được vận động bằng cách nâng dậy và xoa bóp các cơ bắp, bụng và tập hít thở sâu để phục hồi các chức năng của phổi.
Viêm phổi
Ngoài ra đối với những trường hợp bị bệnh tiểu đường, hen suyễn, bệnh tràn dịch phổi, bệnh HIV, ung thư và các bệnh mạn tính nên tiêm phòng vắc xin phòng chống cúm, chống phế cầu khuẩn.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn hay chuẩn bị thức ăn. Đeo khẩu trang khi vệ sinh nhà cửa hoặc các nơi bụi bẩn để hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn, vi rút giúp phòng ngừa bệnh người cao tuổi.
Trường hợp đang điều trị tại bệnh viện về các bệnh phổi, nên tập cách thở sâu, giúp cho phổi làm việc tốt và nhanh phục hồi nhất là sau khi phẫu thuật. Những người mắc bệnh ung thư, HIV nên nhờ bác sĩ tư vấn về cách phòng bệnh viêm phổi cho phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.
Khi người cao tuổi nghi ngờ bị viêm phổi, cần đến khám tại cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt bởi vì nếu để muộn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh, bởi vì dùng kháng sinh không đúng chỉ định thì bệnh không những không khỏi mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.