Những điều cần biết về tim bẩm sinh

Tim bẩm sinh gây ảnh hưởng xấu đến khả năng tưới máu cung cấp dưỡng chất cho toàn cơ thể làm suy giảm sức khỏe và tăng tỷ lệ tử vong nhất là trong 1- 2 năm đầu.

    • <li “>

Chuyên gia chia sẻ chế độ ăn uống cho người cao tuổi

    • <li “>

Các biện pháp phòng ngừa ung thư gan

    • <li “>

Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân tăng huyết áp

Tim bẩm sinh là bệnh gì?

Tim bẩm sinh là bệnh gì?

Tim bẩm sinh là bệnh gì?

Tim bẩm sinh là những khuyết tật ở tim hoặc các mạch máu lớn được hình thành từ thời kỳ phôi thai (do có sự ngừng trệ các tế bào mầm của tim mạch). Các yếu tố nguy cơ gây tim bẩm sinh chủ yếu là những yếu tố gây rối loạn sự sắp xếp tổ chức trong 3 tháng đầu.

Trong 4-8 tuần đầu vách liên nhĩ, liên thất được hình thành. Sau đó từ vách liên chủ – phổi tách thành động mạch chủ và động mạch phổi, các lá van được hình thành từ tế bào mầm của nội tâm mạc.

Do vậy sự phát triển của tim và mạch máu sẽ bị ảnh hưởng nếu như có những tác động không thuận lợi từ bên trong cũng như bên ngoài vào cơ thể người mẹ vào thời gian này, các yếu tố nguy cơ đó là:

  • Mẹ bị bệnh nhất là các bệnh do virus (Cúm, á cúm, rubella) hay bị nhiễm độc hóa chất, nhiễm chất phóng xạ.
  • Mẹ bị các bệnh gây thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, thiếu dưỡng khí cho thai nhi như: Suy tim, thiếu máu nặng, viêm phổi.
  • Mẹ có sử dụng thuốc chống ung thư, thuốc ức chế sinh sản tế bào hoặc một số thuốc khác như: Gardenal, tetracyclin.
  • Các bệnh lý di truyền của thai nhi cũng thường đi kèm với các khuyết tật ở tim.

Tỷ lệ mắc tim bẩm sinh hiện nay còn cao, chiếm khoảng 1-2% số trẻ được sinh ra. Trong đó thường gặp nhất là các bệnh lý: Thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch. Tim bẩm sinh ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và tăng tỷ lệ tử vong trong 1-2 năm đầu (khoảng 5-10% trẻ tim bẩm sinh tử vong). Đặc biệt một số bệnh tim bẩm sinh với đặc điểm khuyết tật lớn và nhiều như: Thân chung động mạch, tim ba buồng, tứ chứng Fallot, Ngũ chứng Fallot…

Chuyên trang tin tức sức khỏe mới nhất có cập nhật thông tin, hiện nay một số bệnh tim bẩm sinh có thể chữa khỏi hoàn toàn hoặc cải thiện đáng kể bằng phẫu thuật.

Các loại tim bẩm sinh thường gặp

Các loại tim bẩm sinh thường gặp

Các loại tim bẩm sinh thường gặp

Nhìn chung dựa vào đặc điểm rối loạn huyết động gặp phải mà chia ra thành 3 nhóm là: Tim bẩm sinh có luồng máu thông giữa 2 vòng tuần hoàn, tim bẩm sinh có luồng máu thông từ phải sang trái và tim bẩm sinh có luồng máu chảy từ trái sang phải

Tim bẩm sinh không có luồng máu thông giữa 2 vòng tuần hoàn là những dị dạng bất thường ở mạch máu như: Hẹp động mạch phổi, hẹp động mạch chủ. Do không có sự thông giữa 2 vòng tuần hoàn nên máu không bị pha, lâm sàng gọi là tim bẩm sinh không tím.

Tim bẩm sinh có luồng máu chảy từ trái sang phải (shunt trái – phải) là tim bẩm sinh tím muộn hoặc cũng có thể không tím. Các bệnh tim bẩm sinh thuộc nhóm này gồm: Thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch.

Cô Nguyễn Thị Thảo – Giảng viên Cao đẳng Y sĩ Đa Khoa, Trường Cao đẳng Y Dược TP HCM cho biết, tim bẩm sinh có luồng máu chảy từ trái sang phải (Shunt phải – trái) là tim bẩm sinh tím sớm có 2 nhóm:

– Shunt phải – trái có máu lên phổi ít:

+ Tam chứng Fallot: Hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, dày thất phải.

+ Tứ chứng Fallot: Hẹp động mạch phổi, thông liên thất cao, động mạch chủ lệch phải, dày thất phải

+ Ngũ chứng Fallot kết hợp cả 2 loại trên với các vấn đề như: Hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ, thông liên thất cao, động mạch chủ lệch phải, dày thất phải.
– Shunt phải – trái có máu lên phổi nhiều:

+ Chuyển gốc động mạch: Động mạch chủ xuất phát từ tâm thất phải, động mạch phổi xuất phát từ tâm thất trái

+ Thân chung động mạch: Động mạch chủ và động mạch phổi kết hợp làm một sau đó mới phân ra thành các động mạch.

+ Tim 3 buồng.

+ Hội chứng Eisenmenger (Thông liên thất cao, động mạch chủ lệch phải)

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *