Bệnh cường Aldosterone có nguy hiểm không?

 Bệnh cường Aldosterone là bệnh gì?

Cường aldosterone là một bệnh lý nguy hiểm, gây ra tình trạng hạ kali và giữ natri và dẫn tới tăng huyết áp, kéo theo nhiều nguy cơ bệnh tim mạch thậm chí đột quỵ.

 Bệnh cường Aldosterone có nguy hiểm không? Bệnh cường Aldosterone có nguy hiểm không?

Định nghĩa Cường aldosterone

Bệnh lý cường aldosterone là một bệnh rối loạn nội tiết gây ra tình trạng tăng huyết áp. Aldosterone là một trong các hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Cường aldosterone là tình trạng tuyến này sản xuất quá nhiều aldosterone, gây ra hậu quả là thận tăng thải ion kali và giữ lại ion natri. Khi hàm lượng natri trong huyết tương tăng cao sẽ giữ nước, khiến tổng lượng dịch tuần hoàn tăng và gây nên tăng huyết áp thứ phát.

Cường aldosterone là một bệnh lý nguy hiểm, bởi tăng huyết áp sẽ kéo theo nhiều nguy cơ bệnh tim mạch thậm chí đột quỵ. Việc chẩn đoán và điều trị hội chứng này là rất cần thiết, áp lực máu có thể được cân bằng trở lại khi chữa hỏi cường aldosterone. Các phương án điều trị chính thường áp dụng ngày nay bao gồm: liệu pháp hóa dược, phẫu thuật và thay đổi lối sống.

Các triệu chứng Cường aldosterone

Triệu chứng chính của cường aldosterone có thể kể đến chính là:

– Tăng huyết áp mức độ trung bình đến nặng.

– Tăng huyết áp khó kiểm soát dù điều trị thuốc.

– Tăng huyết áp đồng thời hạ kali máu.

Triệu chứng lâm sàng của tăng huyết áp:

– Cơn tăng huyết áp kịch phát: tăng huyết áp đột ngột, có thể tự phát hoặc do bệnh nhân gặp các tình huống xúc động, stress, giận dữ hoặc các kích thích thực thể như bị sờ vào người, chấn thương bụng, thận… Đặc điểm của cơn là huyết áp tăng rất cao so với mức huyết áp thông thường (có thể lên tới 250-280/120-140 mmHg), kéo dài vài phút tới vài giờ, thường tự thoái lui kể cả không điều trị.

– Tim nhịp nhanh (hơn 100 chu kỳ/phút) thậm chí cơn nhanh kịch phát (tần số 140-180 chu kỳ/phút). Kèm cảm giác hồi hộp, trống ngực, đau thắt ngực.

– Da tím tái, ra mồ hôi, tay chân lạnh.

– Buồn nôn, nôn mửa.

– Đau đầu dữ dội.

– Đồng tử giãn.

– Tiểu nhiều trong và sau cơn.

– Tụt huyết áp sau cơn hoặc mệt lả do mất nước nhiều.

– Rối loạn nước – điện giải, nặng hơn là trụy tim.

Bệnh nhân cường aldosterone cần được theo dõi huyết áp thường xuyên, đặc biệt ở những nhóm bệnh nhân có yếu tố nguy cơ huyết áp cao, gồm các trường hợp sau:

– Độ tuổi trên 45 trở lên hoặc nhóm người cao tuổi.

– Tiền sử gia đình liên quan tăng huyết áp.

– Thể trạng thừa cân béo phì.

– Lối sống không lành mạnh, ít vận động.

– Lạm dụng bia, rượu, thuốc lá quá mức.

– Chế độ ăn mất cân bằng (nhiều muối natri, ít kali).

 Bệnh cường Aldosterone là bệnh gì? Bệnh cường Aldosterone là bệnh gì?

Nguyên nhân gây cường aldosterone

Cường aldosteron thường có thể là kết quả của một số vấn đề kể sau:

– U lành tính tuyến thượng thận (aldosteronoma) – còn có tên khác là hội chứng của Conn.

– Tuyến thượng thận hai bên hoạt động vượt quá mức bình thường.

Ngoài ra, trong số hiếm trường hợp, cường aldosterone cũng có thể là hậu quả của các tình trạng sau:

– Ung thư ác tính vùng vỏ (lớp ngoài) của tuyến thượng thận.

– Aldosteronism glucocorticoid (GRA) – dạng hiếm của cường aldosterone có tính chất gia đình. GRA là nguyên nhân nhiều trường hợp tăng huyết áp ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Các biến chứng của cường aldosterone

Biến chứng chủ yếu của cường aldosterone liên quan hai tình trạng tăng huyết áp và hạ kali máu. Các biến chứng thường liên quan đến nhau và xuất hiện lần lượt từ biến chứng này kéo theo biến chứng khác.

Biến chứng liên quan đến việc huyết áp duy trì ở mức cao liên tục có thể bao gồm các vấn đề với tim và thận, như:

– Đau tim.

– Ngất xỉu.

– Phì đại tâm thất trái (cơ tim tâm thất trái giãn rộng, tăng sản và phì đại).

– Đột quỵ.

– Các bệnh thận hoặc suy thận.

– Đột tử hoặc giảm tuổi thọ.

Nhìn chung, tăng huyết áp do cường aldosterone có tỉ lệ gây biến chứng tim mạch cao hơn so với tăng huyết áp thông thường.

Biến chứng liên quan đến việc hạ kali huyết bao gồm:

– Hạ kali máu mức độ nhẹ thường không có biểu hiện đặc biệt.

– Hạ kali máu mức độ nặng hơn có thể gây ra các dấu hiệu như:

          + Xuất hiện điểm yếu.

          + Vấn đề liên quan rối loạn nhịp tim.

          + Cơ bắp chuột rút.

          + Khát nước nhiều.

Theo bác sĩ Anh Tú – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ tại http://suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *