Cận thị có thể diễn tiến dần dần hoặc nhanh chóng làm giảm thị lực của bạn đặc biệt bệnh hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Vậy cần chăm sóc đôi mắt bị cận thị như thế nào?
- Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết não ở người cao tuổi
- Chữa bệnh đau đầu ở người cao tuổi như thế nào?
- Hướng dẫn cách chữa bệnh đau đầu ở người cao tuổi
Cần chăm sóc đôi mắt bị cận thị như thế nào?
Triệu chứng thường gặp của bệnh cận thị
Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình thường gặp của cận thị là: giảm thị lực, nhìn xa mờ, không rõ, phải nheo mắt để thấy rõ, nhức đầu do mỏi mắt, khó nhìn khi lái xe… Đối với trẻ em hay có xu hướng nheo mắt thường xuyên, ngồi gần tivi, không nhìn thấy các sự vật hiện tượng ở xa, hay chớp mắt và dụi mắt thường xuyên.
Theo nhiều chia sẻ trên các trang tin tức sức khỏe khác cho biết, hậu quả là khiến bệnh nhân không nhìn thấy rõ những vật ở xa và gây ảnh hưởng đến công việc thường ngày, sinh hoạt thường ngày, về lâu dài có thể dẫn tới mù lòa…
Những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh cận thị
Cận thị là do nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong khiến ảnh không rơi được vào điểm vàng nghĩa là thay vì tập trung ở võng mạc, các tia sáng đi vào mắt lại tập trung phía trước võng mạc và dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực, nhìn mờ, nhìn xa không rõ.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cận thị
Có tiền sử gia đình, di truyền trong gia đình. Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh cận thị nếu bố, mẹ hoặc anh chị em trong gia đình của mình bị cận thị.
Người đọc nhiều sách báo, tài liệu, đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, điện thoại, thiết bị điện tử.
Người thường xuyên sống trong không gian bó hẹp, không có nhiều hoạt động vui chơi bên ngoài, ví dụ thường thì trẻ em thành phố có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nông thôn.
Các phương pháp điều trị hiệu quả cận thị
Những kỹ thuật chuẩn đoán cận thị
Bác sĩ chẩn đoán cận thị bằng cách khám mắt, kiểm tra thị lực. Bác sĩ có thể sử dụng các công cụ khác nhau để chiếu tia sáng trực tiếp vào mắt nhìn qua một vài ống kính để kiểm tra thị lực của bạn. Sau đó đưa ra chỉ định những loại thuốc thích hợp cho bệnh nhân cùng với sự hỗ trợ từ kính đeo hay kính áp tròng.
Những phương pháp dùng để điều trị cận thị
Để điều trị cận thị, bệnh nhân cần phải cải thiện khả năng nhìn bằng cách tập trung ánh sáng vào võng mạc với sự giúp đỡ của ống kính điều chỉnh hoặc phẫu thuật khúc xạ, thường xuyên luyện tập nhìn xa.
Những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh cận thị
- Một phương pháp phổ biến nữa đó là đeo kính, nếu chọn đeo kính để điều trị cận thị sẽ giúp bệnh nhân chống lại độ cong của giác mạc hoặc tăng chiều dài của mắt, giúp bệnh nhân nhìn vật rõ và dễ dàng hơn.
- Một phương pháp khác là phẫu thuật khúc xạ giúp bạn làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ sự phụ thuộc của bạn vào kính hoặc kính áp tròng. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất là sử dụng tia Lasek (sử dụng tia laser để loại bỏ một lớp mô giác mạc) và tia LASIK (sử dụng laser hoặc dụng cụ cơ khí để cắt một vạt mỏng qua đỉnh của giác mạc để giảm độ cận thị).
Chế độ sinh hoạt phù hợp để hạn chế tiến triển và phòng tránh bệnh cận thị
Dựa vào nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe, để phòng tráng và khắc phục tật cận thì bạn cần làm như sau:
- Khám mắt định kì thường xuyên để kiểm tra thị lực và dùng kính đeo phù hợp. Đeo kính để điều chỉnh tật khúc xạ.
- Kiểm soát tốt các bệnh mãn tính như tiểu đường và cao huyết áp vì những bệnh này làm trầm trọng thêm tình trạng cận thị.
- Bảo vệ đôi mắt tránh khỏi ánh nắng mặt trời và các tác nhân sinh ra tia cực
- tím bằng cách đeo kính râm ngăn chặn bức xạ tia cực tím (UV).
- Khi tính chất công việc gây tổn hại đến mắt như cắt cỏ, sơn, hàn xì, tiếp xúc với khói độc hại… cần ngăn ngừa tổn thương mắt bằng cách đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc.
- Đối với người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, như nhân viên văn phòng, học sinh cần hạn chế tình trạng mỏi mắt bằng cách để đôi mắt của bạn thư giãn sau khoảng 30 phút sử dụng máy tính hoặc đọc sách, áp dụng các bài tập thư giãn cho mắt.
- Bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt như vitamin A, dầu gấc, cá hồi…