Nhiễm trùng đường tiểu được xếp vào một trong những căn bệnh phổ biến nhất nhưng tính đến hiện nay các mẹ vẫn chưa có những hiểu biết nhất định về tình trạng này.
- Bệnh suy thận ở người cao tuổi nguy hiểm như thế nào?
- Truy tìm nguyên nhân gây ra bệnh suy thận ở người cao tuổi
- Cách điều trị bệnh béo phì ở người cao tuổi
Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em và những điều cần biết
Căn bệnh này rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời và tiến hành điều trị sẽ rất nguy hiểm ở trẻ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tận sau này.
Biểu hiện của nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ
- Trẻ bị sốt.
- Trẻ có cảm giác nóng rát và đau khi đi tiểu.
- Trẻ có xu hướng muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường hoặc trẻ khó tiểu.
- Trẻ hay cần tiểu gấp, hoặc trẻ tiểu són ra quần hay giường đối với các trẻ đã tự biết đi bô.
- Trẻ hay nôn ói hoặc biếng ăn.
- Trẻ hay đau bụng, trẻ gặp tình trạng đau lưng hay đau ở sườn.
- Trẻ tiểu ra máu, tiểu đục và nước tiểu có mùi bất thường.
- Ở trẻ nhũ nhi, trẻ hay khó chịu, bứt rứt, trẻ hay quấy khóc và phát triển chậm.
Theo chuyên mục bí quyết chăm sóc sức khỏe, nguyên nhân là vì bé gái có đường tiểu ngắn hơn, những loại vi khuẩn này sẽ dễ dàng từ ngoài đi hướng ngược vào niệu đạo rồi lên bàng quang và gây viêm bàng quang, sau đó vi khuẩn từ bàng quang theo niệu quản để lên thận và gây viêm đài bể thận. Tình trạng nhiễm trùng vùng âm hộ đối với trẻ nữ rất dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng tiểu do lỗ tiểu kế bên lỗ âm hộ.
Thông thường, hai bệnh này đi với nhau ở các bé gái hay ngồi dưới đất và trẻ không mặc quần hay do vải quần trẻ quá mỏng. Mặt khác, những bà mẹ trong lúc vệ sinh cho bé gái, họ thường có thói quen lau từ dưới lên trên khi trẻ ở tư thế nằm, nghĩa là từ sau ra trước. Thói quen này đã tác động xấu trong việc đem vi khuẩn từ hậu môn lên lỗ tiểu và cả lỗ âm hộ. Chính vì thế, đa số những trường hợp nhiễm trùng tiểu ở trẻ em đều do vi khuẩn E.coli, chúng thường có rất nhiều trong phân gây ra bệnh.
Đối với bé trai
tình trạng nhiễm khuẩn thường gặp trong trường hợp có các dị dạng đường tiểu, bộ phận dẫn tiểu có phần da bị túm lại và lỗ tiểu nhỏ. Lúc trẻ đi tiểu, thường nước tiểu sẽ không ra được liền mà ứ lại, phần đầu ra thường bị phồng thành cục giống bong bóng. Đợi đến khi nước tiểu trong cơ thể trẻ căng quá thì nước tiểu mới xì ra theo các hướng khác nhau.
Cách phòng nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ các mẹ cần biết
Để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhất là trẻ em gái, khi đi tiêu hay đi tiểu xong, mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh nhẹ nhàng và đúng cách, tránh lau từ sau ra trước, vì lỗ tiểu ở phía trước còn hậu môn ở phía sau. Mục đích của động tác vệ sinh từ trước ra sau nhằm không tránh đưa vi khuẩn từ đường tiêu hóa vào bộ phận đường niệu
Cách phòng nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ các mẹ cần biết
Theo nhiều tin tức sức khỏe khác cho biết, trường hợp trẻ lớn hơn, chúng ta cần dạy trẻ không được nhịn tiểu và nhịn uống nước. Nguyên nhân vì nước tiểu gồm những chất mà cơ thể trẻ cần thải ra môi trường ngoài, khi bị ứ trong bàng quang, những chất này sẽ đóng vai trò là môi trường cho vi khuẩn trực tiếp xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây tình trạng nhiễm trùng tiểu. Mặt khác, khi trẻ uống nhiều nước sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giúp thận thải tốt tất cả các chất cặn bã… Đặc biệt, đối với những trẻ bị nhiễm giun kim thì trẻ luôn cần điều trị ngay.
Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu thường được áp dụng điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của loại nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định chúng ta sử dụng loại thuốc kháng sinh phù hợp cho trẻ. Các loại kháng sinh thường dùng cho trẻ dưới dạng nước hay dạng viên. Khi trẻ có dấu hiệu bị sốt, nôn và trẻ không nuốt được bất kỳ các loại chất lỏng nào, lúc này trẻ cần phải được tiêm kháng sinh trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc vào cơ của trẻ. Chúng ta cần phải điều trị nhiễm trùng đường tiểu nhằm:
- Chấm dứt tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể trẻ.
- Ngăn chặn nhiễm trùng lan khỏi đường tiết niệu, nhất là lan vào máu.
- Giảm các nguy cơ trẻ bị tổn thương thận.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn