Phòng tránh suy giảm trí nhớ khi tuổi cao

Suy giảm trí nhớ hay “lú lẫn” là một căn bệnh phổ biến ở những người cao tuổi, đặc biệt là người trên 65 tuổi. Vậy làm thế nào để có thể phòng tránh suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi?

Phòng tránh suy giảm trí nhớ khi tuổi cao

Phòng tránh suy giảm trí nhớ khi tuổi cao

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ

Sự suy giảm hoặc mất trí nhớ có thể xảy ra do ảnh hưởng với bất cứ giai đoạn nào trong 3 giai đoạn của trí nhớ, thường xảy ra sau khi bị chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não, bệnh Alzheimer, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, stress, nghiện rượu, lạm dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ hoặc những loại chấn thương hay bệnh tật khác ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

Ở người già nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và bệnh “lú lẫn” hiện vẫn chưa được giới khoa học tìm ra. Tuy nhiên theo giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, ngoài nguyên nhân khách quan nêu trên, còn có một số yếu tố gây ảnh hưởng đến bệnh như:

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ

  • Do các tế bào thần kinh bị thoái hóa: Có một số quan điểm cho rằng sự suy giảm trí nhớ của người già bắt nguồn từ việc các tế bào thần kinh trong não bị lão hóa. Các nơ ron thần kinh mất dần và sự liên kết giữa các tế bào thần kinh trong não bị phá hủy.
  • Suy giảm tuần hoàn máu: Một nguyên nhân có thể cũng góp phần không nhỏ gây nên sự suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi, đó là do khả năng hoạt động kém hiệu quả của hệ tuần hoàn. Trải qua những năm tháng của cuộc đời, quả tim và các mạch máu đã lão hóa, không còn dẻo dai và mạnh mẽ, khí huyết lưu thông kém, cùng với tình trạng vôi hóa cột sống cổ, càng làm suy giảm khả năng tuần hoàn máu não, khiến cho sự nuôi dưỡng cần thiết cho não không được đảm bảo… càng làm gia tăng sự lão hóa của các tế bào thần kinh trong não bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ của người cao tuổi.
  • Do các gốc tự do: Các gốc tự do là kẻ thù của trí nhớ. Điều này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và công nhận. Gốc tự do là những nguyên tử hoặc phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng được sinh ra liên tục trong quá trình trao đổi chất của tế bào hoặc hình thành do tác động của các yếu tố bên ngoài như khói bụi, hóa chất, thực phẩm ô nhiễm, stress…Áp lực công việc và cuộc sống là tác nhân ngoại sinh tạo ra các gốc tự do…
  • Chế độ dinh dưỡng người cao tuổi: Một số nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và bệnh lú lẫn. Chế độ ăn với nhiều đồ ngọt, thực phẩm ô nhiễm, các món chiên xào, đồ hộp chứa chất bảo quản và phụ gia, đường hóa học… dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm nhận thức và trí nhớ của não bộ.
  • Do dùng thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc chữa bệnh trong thời gian dài, đặc biệt là nhóm thuốc kháng sinh, trợ tim, thuốc điều trị cao huyết áp, tiêm thuốc phòng dại… cũng là một trong những tác nhân gây ra bệnh suy giảm trí nhớ của người già.

Biện pháp phòng ngừa

Cho đến nay vấn đề chữa trị suy giảm trí nhớ vẫn còn nhiều hạn chế, rất khó khăn để có thể phục hồi trí nhớ cho người bệnh. Trường hợp người bệnh đã mất trí nhớ hoặc suy giảm trí nhớ nghiêm trọng thì cần phải được các trung tâm y tế chuyên khoa thần kinh xác định tình trạng, nguyên nhân và có các trị liệu hợp lý cho từng trường hợp cụ thể.

Biện pháp phòng ngừa

Biện pháp phòng ngừa

Việc phòng tránh vẫn là vấn đề quan trọng nhất để đối phó với suy giảm trí nhớ. Sau đây là một số lời khuyên cho việc phòng tránh suy giảm trí nhớ và các biện pháp khắc phục:

  • Rèn luyện thân thể: Muốn có một bộ não khỏe mạnh, minh mẫn, cần phải có một cơ thể khỏe mạnh, không bệnh tật. Việc tập thể dục điều độ thường xuyên là rất quan trọng, giúp cho bạn có được sức khỏe tốt với thân hình khỏe đẹp và một trái tim khỏe mạnh, giúp khí huyết lưu thông tốt, giúp gia tăng thải trừ các chất độc tích tụ trong cơ thể, giúp bộ não được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và ô xy, đảm bảo cho các hoạt động của não.
  • Ngủ đủ giấc: Trong nhiều chương trình tâm sự ngươi cao tuổi cho biết, khi ngủ là thời gian để cơ thể hồi phục sau quá trình làm việc cả ngày, khi đó bộ não cũng cần được nghỉ ngơi, bảo dưỡng để có dủ sức khỏe cho ngày hôm sau. Việc mất ngủ thường xuyên hoặc ngủ không đủ giấc sẽ làm cơ thể và thần kinh mệt mỏi, mất tập trung. Bạn sẽ khỏe lại và tỉnh táo hơn khi bạn có giấc ngủ tốt. Bạn cần đi ngủ sớm và dậy sớm, nhưng không ngủ quá 8 giờ mỗi ngày.
  • Ăn uống điều độ, hợp lý: Ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết như cácaxit amin, các vitamin, chất khoáng, omega-3… Các chất dinh dưỡng này có rất nhiều trong các loại thực phẩm như: Các loại cá, rau xanh, thịt, trứng, tôm tươi, các loại hải sản… Những thực phẩm này ngoài giá trị dinh dưỡng cao còn rất giàu lecithin và choline, những chất cần thiết cho cấu trúc và hoạt động của não bộ. Cần bổ sung điều độ hợp lý trong bữa ăn hàng ngày. Tránh việc chỉ ăn theo thói quen và theo sở thích, sẽ có thể thiếu dưỡng chất cần thiết.

Ngoài ra, thay vì việc ngồi lâu hàng giờ trước màn hình ti vi, bạn nên dành thời gian đó để đọc cuốn sách nào đó, hoặc một tờ báo. Điều này sẽ giúp ích cho bộ não của bạn. Các nhà khoa học đã chứng minh việc đọc sách sẽ giúp cho việc rèn luyện trí nhớ rất tốt, đặc biệt là những cuốn sách cần có sự tập trung tư duy suy nghĩ. Việc đọc sách không làm cho bạn bị “mệt đầu” hay là việc xem truyền hình sẽ giúp bạn sảng khoái hơn. Mà ngược lại, hãy thay đổi thói quen của bạn, cần phải hạn chế xem truyền hình và thay vào đó là hãy đọc sách. Như vậy sẽ tốt cho trí nhớ của bạn.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *