Rối loạn tiền đình không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh, nếu không chữa trị sẽ gây nhiều biến chứng, đặc biệt là ở người cao tuổi.
- Các món ăn bổ dưỡng phục hồi sức khỏe cho người cao tuổi
- Một số bài thuốc từ lá mơ lông chữa kiết lỵ
- Sút cân ở người cao tuổi cảnh báo sự nguy hiểm tính…
Rối loạn tiền đình ở người cao tuổi và biện pháp phòng tránh
Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau hai bên của ốc tai. Vai trò quan trọng là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Ở đây, các tín hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác (dây số 8) truyền về não.
Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, tiền đình có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi di chuyển, cúi, xoay…, hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này của cơ thể nhằm giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp nằm trong não bộ. Vì vậy, những rối loạn có liên quan đến thăng bằng là xuất phát từ hệ thần kinh nắm sau ốc tai.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người cao tuổi
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình rất đa dạng. Với NCT, rối loạn tiền đình còn phức tạp hơn và có liên quan đến một số bệnh mạn tính (tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp hoặc xơ vữa động mạch) làm ảnh hưởng đến động mạch thân nền làm cho máu đi lên não kém dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình. Một số trường hợp rối loạn tiền đình do quá căng thẳng, bị nhiều stress, nghiện rượu, bia… Một số trường hợp NCT bị rối loạn tiền đình do bị viêm thần kinh sọ não bởi virút (dây số 8) hoặc thoái hóa một trong các cơ quan của hệ tiền đình hoặc do viêm tai giữa, chấn thương mê lộ hoặc do nghẽn tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống hoặc do thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng đến động mạch thân nền làm cho máu đi lên não bị hạn chế hoặc rất ít.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người cao tuổi
Rối loạn tiền đình là bệnh người cao tuổi thường gặp và có thể do tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch, nhất là động mạch thân nền, động mạch não làm cho lượng máu đi lên não thiếu. Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ như thường xuyên sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa, nhất là nóng lạnh đột ngột, nhiễm độc thức ăn (hóa chất, độc tố của vi sinh vật), người ngồi một chỗ nhiều giờ kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, người ít hoặc lười vận động, nghiện rượu bia, căng thẳng thần kinh…
Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh
Cần được điều trị đúng, dứt điểm đề phòng bệnh tái phát và gây biến chứng. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh và tự mua thuốc để điều trị, bởi vì thuốc chống nôn do rối loạn tiền đình có nhiều loại, trong đó có loại có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh, vì vậy cần có chỉ định và tư vấn của bác sĩ.
Ngoài việc dùng thuốc, cần tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ nhằm làm cho khí huyết lưu thông, không thiếu máu đi lên não, nhưng phải đúng động tác. Trong trường hợp NCT bị chóng mặt kèm theo nhức đầu đột ngột, sốt cao, mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hoặc nhìn đôi (thấy 1 thành 2), mất thị lực, giảm thính giác, nên đi bệnh viện khám ngay. Cần tích cực điều trị các bệnh mạn tính (tăng huyết áp, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ, tăng mỡ máu…) theo đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh cho mình.
Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh
Chế độ dinh dưỡng người cao tuổi cần kiêng khem đúng mức trong, không kiêng khem thái quá gây suy dinh dưỡng (bệnh rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh huyết áp…). NCT không nên lạm dụng rượu, bia và cần uống đủ lượng nước hàng ngày. NCT nên tắm rửa bằng nước ấm, trong buồng kín gió, vào mùa lạnh cần mặc ấm, ngủ trong phòng ấm, có đủ chăn, đệm, khi ra đường cần có khăn quàng cổ, áo, quần đủ ấm, chân, tay cần có tất. Cần vận động cơ thể một cách thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút chia làm 2 – 3 lần. Tuy vậy, không nên đi bộ vào lúc tiết trời trở lạnh hoặc nắng. Tránh ngồi quá lâu một vị trí (trước máy tính, TV, đọc sách, báo…).
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn