Khi về già con người thường cảm thấy mình không còn có ích cho xã hội, cảm thấy tự ti, cô đơn kèm theo sức khoẻ ngày càng giảm sút nên rất dễ khiến người già trở nên trầm cảm.
- Bệnh run tay là căn bệnh như thế nào?
- Chăm sóc cha mẹ tuổi “xế chiều”
- Tình yêu tuổi già, thứ tình yêu chung thủy nhất
Cách điều trị và chăm sóc bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Bệnh trầm cảm ở người già rất khó phát hiện, do một số người thường có quan niệm sai lầm bệnh trầm cảm là bệnh người cao tuổi thường gặp nên bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bệnh trầm cảm ở người già thường xuất phát do hai nguyên nhân chính là do các quá trình lão hoá của cơ thể và do tâm lý xã hội. Để điều trị và chăm sóc người già bị bệnh trầm cảm cần phải phối hợp nhiều cách khác nhau, trong đó tình cảm và sự quan tâm của người thân trong gia đình là rất quan trọng.
Vài nét dịch tể học quần thể người cao tuổi
Quan niệm hiện hay từ 65 tuổi thì bắt đầu bước vào giai đoạn cao tuổi (late adulthood, old age). Những nhà lão khoa chia giai đoạn này ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu (young – old) từ 65 – 74 và giai đoạn sau (old – old) từ 75 tuổi trở lên. Còn một cách chia khác là chia làm 2 nhóm: cao tuổi khoẻ mạnh (well – old) và cao tuổi bệnh (sick old) (là những người có bệnh tật ảnh hưởng đến các mặt hoạt động chức năng và cần phải được điều trị về bệnh tâm thần hay bệnh nội khoa). Quần thể người cao tuổi ngày càng tăng thí dụ như năm 1994 ước tính có khoảng 32 triệu người trên 65 tuổi ở Mỹ và theo Phòng điều tra dân số Mỹ thì có lẽ con số này sẽ lên đến 50 triệu vào năm 2030. Từ năm 1960 đến năm 1994 toàn bộ dân số Mỹ tăng 45% nhưng quần thể người già tăng 100% (trong đó nhóm 85 tăng 274%).
Vài nét dịch tể học quần thể người cao tuổi
Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, ở Việt Nam tuổi thọ trung bình của người dân TP. HCM năm 1979, 1989, 1999 theo thứ tự là 66 – 68 – 70 và tỷ lệ % người 65 tuổi theo thứ tự là 3,9 – 4,6 – 5,2.
Hướng dẫn cách điều trị và chăm sóc bệnh trầm cảm ở người già
Sinh hoạt cộng đồng
Để điều trị và chăm sóc tốt khi mắc phải chứng bệnh này, người cao tuổi cần được giúp đỡ để thoát khỏi tình trạng bị cách ly hoặc cô đơn. Để làm được điều này, nên tổ chức các cuộc dã ngoại, hướng người cao tuổi tự rèn luyện sức khỏe hoặc thường xuyên đưa họ đi thăm hỏi bạn bè, người thân. Nếu có thể, nên tạo hoàn cảnh tiếp tục hoạt động nghề nghiệp cho họ, hoặc tổ chức học thêm để bổ sung kiến thức, tăng khả năng giúp đỡ con cháu.
Hướng dẫn cách điều trị và chăm sóc bệnh trầm cảm ở người già
Bên cạnh đó cần tạo cho người già có môi trường sống thoải mái, vui vẻ, đầm ấm bên con cháu, hạn chế những cú sốc quá lớn về mặt tâm lý và tránh những lao động quá vất vả để kiếm sống.
Ngoài ra, bản thân người già cũng phải dự phòng tránh bị trầm cảm cho mình bằng cách tham gia các hoạt động tập thể như câu lạc bộ thơ, tổ hưu trí, tổ phụ lão; Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia; thường xuyên tập luyện thể dục, có chế độ dinh dưỡng người cao tuổi điều độ và nghỉ ngơi hợp lý và điều độ.
Dùng thuốc
Điều trị bằng thuốc chống suy nhược cũng góp phần mang lại hiệu quả đối với những người cao tuổi mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên cần lưu ý đến tác dụng phụ và nên dùng với liều lượng thấp. Các loại thuốc an thần cũng giúp người già giảm nguy cơ bị kích động. Nếu chúng không mang lại hiệu quả thì liệu pháp sốc điện, châm cứu theo phương pháp y học cổ truyền có thể được áp dụng. Những biện pháp này cần được thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Trên đây là một số kiến thức hay về cách điều trị và chăm sóc người già bị bệnh trầm cảm, hy vọng với những kiến thức tuy đơn giản này nhưng lại giúp ích được nhiều cho bạn trong việc chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn