Bạn có biết bệnh đau đầu ở người già ảnh hưởng tới 80% người cao tuổi ở Việt Nam. Mặc cho những số liệu thống kê này, rất nhiều gia đình thậm chí không để ý tới cách chữa hay phòng ngừa bệnh đơn giản.
- Truy tìm nguyên nhân gây bệnh teo não ở người già
- Bị đau lưng nên đi khám ở bệnh viện nào?
- Một số bài thuốc từ lá mơ lông chữa kiết lỵ
Những cách chữa bệnh đau đầu hiệu quả ở người cao tuổi
Theo các thông kê của giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, trong số 80% người cao tuổi mắc các biểu hiện của bệnh đau đầu, độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất thường nằm trong từ 60 tới 80 tuổi. Trong độ tuổi này, do sức khỏe và mức đề kháng của cơ thể đã giảm sút khá nhiều, nên cần chú ý phòng ngừa cũng như chữa trị bệnh sớm để tránh những biến chứng khó lường.
Điểm mặt 3 nguyên nhân đau đầu ở người già thường gặp nhất
Bệnh đau đầu nói chung chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: tình trạng căng thẳng, sinh hoạt hàng ngày, chế độ ăn uống hay thời tiết. Đối với người già, nguyên nhân gây bệnh lại càng phức tạp hơn do áp lực từ tuổi tác.
Điểm mặt 3 nguyên nhân đau đầu ở người già thường gặp nhất
Nhiều nguyên nhân gây bệnh đau đầu ở người già rất đặc trưng như: tác dụng phụ của các loại thuốc cao tuổi, các di chứng hậu tai biến hoặc do các rối loạn tuần hòan máu. Sau đây, chúng ta sẽ đi vào từng yếu tố dẫn đến cơn đau đầu:
Tác dụng phụ của thuốc
Ảnh hưởng của thuốc là một trong những nguyên nhân đặc trưng nhất dẫn đến bệnh đau đầu ở người già. Do suy giảm chức năng và sức đề kháng ở người già diễn ra nhanh hơn việc sử dụng nhiều loại thuốc điều trị khác nhau là điều hầu như bắt buộc. Tuy nhiên, những thành phần trong thuốc có thể có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Những tác động phụ này được coi là nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn đau đầu (những cơn đau kiểu này càng mạnh hơn nếu như sức đề kháng đã bị suy giảm quá nhiều). Do đó, khi sử dụng thuốc trong điều trị với người cao tuổi cần thận trọng, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Là một loại bệnh người cao tuổi thường gặp nên bạn cần tham khảo cách chữa bệnh đau đầu qua tác dụng của migrin – dược phẩm chiết xuất thảo dược tự nhiên feverfew rất tốt cho người mắc đau đầu thường xuyên.
Đau đầu do di chứng từ hậu tai biến
Hiện nay, tỷ lệ người già bị tai biến rất cao và sau khi chữa xong tai biến nhiều chủ quan không biết rằng di chứng của tai biến lại là nguy cơ gây nên nhiều bệnh lý khác.
Ở người già, những biến chứng thường gặp nhất là: méo mồm, khó nói, khó đi lại… Ngoài ra, đau đầu ở người già cũng là một hiện tượng rất phổ biến. Đáng lưu ý hơn, cơn đau đầu lại có nhiều biểu hiện cũng như cường độ đau không giống nhau, dễ gây nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Vì thế, người cao tuổi đã từng trải qua tai biến cần thận trọng, nên điều trị tận gốc bệnh, tránh các để xảy ra những biến chứng đáng tiếc.
Đau đầu do rối loạn tuần hoàn não
Thiểu năng tuần hoàn não chiếm tỷ lệ rất cao, đặc biệt là với người cao tuổi. Với người già, những rối loạn tuần hoàn não còn có thể dẫn đến bệnh đau đầu ở người già kèm theo đó là các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mất thăng bằng tạm thời. Nguy hiểm hơn, những cơn đau đầu kéo dài có thể biến đổi thành các bệnh lý nguy hiểm khác như tim đập nhanh, rối loạn huyết áp hay gây tai biến mạch máu não…
Cách xử lý với chứng bệnh đau đầu ở người cao tuổi
Khi bị đau đầu thì thông thường chúng ta thường nghĩ ngay đến những viên thuốc giảm đau phổ biến như thuốc paracetamol hay thuốc kháng viêm không steroid. Việc quan trọng đầu tiên là phải tìm được nguyên nhân, đặc biệt là loại trừ được các tổn thương não.
Cách xử lý với chứng bệnh đau đầu ở người cao tuổi
Cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc giảm đau, đặc biệt tác dụng phụ trên dạ dày, thận, gan ở người lớn tuổi. Đối với trường hợp đau đầu nguyên phát thì không nên dùng thuốc giảm đau quá hai ngày trong tuần, đặc biệt nếu dùng liên tục trên ba tháng có thể gây ra tình trạng “đau đầu do dùng thuốc quá nhiều”.
Một số thuốc điều trị bệnh lý khác có thể gây đau đầu: nhóm nitrates, một số thuốc giãn mạch như diltiazem, nifedipine, minoxidil…
Sẽ có các phương cách điều trị khác là giảm căng thẳng, lưu ý tư thế của đầu cổ khi sinh hoạt, thay đổi thói quen ăn uống và có một chế độ dinh dưỡng người cao tuổi hợp lý để tránh nguy cơ dẫn đến đau đầu (một số loại đau đầu có thể tăng do ăn uống như đau đầu migraine, trường hợp này cần tránh rượu bia, bột ngọt, phô mai, chocolate, nước chanh, thức ăn có nhiều mỡ…).
Ngoài ra, việc dùng thuốc giảm đau chỉ để giảm đau tức thời, nếu đau đầu kéo dài khoảng 2-3 ngày không hết thì tốt nhất nên cho người già đi khám sớm để tìm cách chữa trị, không nên tự ý đi mua thuốc vì một số tác dụng phụ hoặc chữa trị không đúng bệnh cũng gây ra nhiều đáng tiếc.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn