Sự thay đổi ở niêm mạc miệng, bệnh sâu răng, bệnh nha chu hay bệnh loạn năng thái dương hàm… là những bệnh về răng miệng thường gặp ở người cao tuổi.
- Bệnh loãng xương ở người cao tuổi – Nguyên nhân và cách điều trị
- Dinh dưỡng qua thông dạ dày như thế nào?
- Nguyên nhân ra gây bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi
Cách phòng bệnh răng miệng ở người cao tuổi
Hàm răng giúp người cao tuổi ăn uống được bình thường nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động và tu bổ cho các cơ quan của cơ thể. Song, giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, qua nhiều năm hàm răng đã bị hao mòn và suy yếu. Vì vậy việc bảo vệ giữ gìn hàm răng đảm bảo chức năng tiêu hoá là vấn đề cần được quan tâm.
Sự liên quan giữa sức khỏe răng miệng và toàn thân
Người ta thấy rằng khi tuổi càng cao, số lần mắc và chữa các bệnh toàn thân càng nhiều thì sự ảnh hưởng đến răng miệng càng sâu sắc. Ngược lại, những biến đổi suy thoái ở răng miệng càng nặng thì sự tác động đến sức khỏe toàn thân và chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi cũng không phải ít.
Một số bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi
Do quá trình lão hoá ở người cao tuổi xảy ra nhanh chóng khiến sức khoẻ bị suy giảm một cách nghiêm trọng, tạo điều kiện cho một số loại bệnh xâm nhập, trong đó có các bệnh về răng miệng.
Bệnh sâu răng: Ở người lớn tuổi, sâu chân răng thường đi kèm với tụt nướu do bệnh nha chu và tình trạng khô miệng. Nguyên nhân gây bệnh sâu răng là do vi khuẩn tác động lên thực phẩm (chủ yếu là chất bột đường), tạo ra acid phá hủy cấu trúc răng tạo ra lỗ trên bề mặt gọi là sâu răng.
Một số bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi
Bệnh nha chu: Bệnh nha chu là vấn đề lớn trong các bệnh người cao tuổi. Nếu không có sự can thiệp đúng lúc sẽ dẫn đến sự tiêu xương, tiêu dây chằng xung quanh răng, lung lay răng và cuối cùng là mất răng. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nha chu và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu tăng theo tuổi.
Bệnh loạn năng thái dương hàm: Tình trạng biến đổi thoái hóa, viêm xương – khớp, mất răng lâu ngày không được phục hồi là nguyên nhân phổ biến gây nên những tổn thương trên diện hớp và đĩa khớp dẫn đến tình trạng loạn năng thái dương hàm. Ở người cao tuổi, bệnh loạn năng thái dương hàm có Triệu chứng như đau vùng khớp thái dương hàm, mỏi hàm, cử động hàm dưới bị giới hạn (khó há miệng), có tiếng kêu ở khớp.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ở người cao tuổi, khứu giác ít bị ảnh hưởng nhưng vị giác lại giảm dần theo tuổi cao. Do không cảm nhận được mùi vị, suy yếu cơ vận động miệng, giảm tiết nước bọt là các yếu tố làm cho người bệnh không thấy hứng thú trong chính chế độ dinh dưỡng người cao tuổi dẫn đến chán ăn, suy dinh dưỡng và gầy yếu.
Những tổn thương, thoái hóa ở răng miệng không những ảnh hưởng do tuổi tác ngày càng cao mà còn phản ánh những tình trạng bệnh tật tại chỗ đã mắc trong quá trình cuộc sống trước đây. Do đó việc chăm sóc răng miệng lúc còn trẻ là đảm bảo tốt nhất để có sức khỏe răng miệng tốt lúc cao tuổi.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh có ảnh hưởng đến răng miệng. Khi bị tổn thương răng miệng lại ảnh hưởng ngược lại do việc ăn uống kém dẫn đến thiếu dinh dưỡng, làm giảm sức đề kháng và làm bệnh tật đang mắc nặng lên hay chậm hồi phục.
Cách chăm sóc để tránh bệnh răng miệng ở người cao tuổi
Để cso thể tránh và hạn chế các bệnh về răng miệng thì người cao tuổi nên tham khảo những các dưới đây:
- Chải răng mỗi ngày bằng kem đánh răng có fluor ít nhất 2 lần: vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Lấy răng giả ra trước khi đánh răng. Chải răng đúng cách bằng bàn chải mềm khắp các mặt nhai, mặt ngoài và trong răng: với người có răng bị gãy rụng, cần sử dụng bàn chải nhẹ nhàng, tránh tổn thương nướu.
- Khám và kiểm tra răng miệng ít nhất mỗi năm một lần.
- Kết hợp sử dụng nước muối súc miệng vào buổi sáng.
Cách chăm sóc để tránh bệnh răng miệng ở người cao tuổi
Những tổn thương, thoái hóa ở răng miệng không những ảnh hưởng do tuổi tác ngày càng cao, mà còn phản ánh những tình trạng bệnh tật tại chỗ đã mắc trong quá trình cuộc sống trước đây. Do đó, việc chăm sóc răng miệng lúc còn trẻ là đảm bảo tốt nhất để có sức khỏe răng miệng tốt lúc cao tuổi.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn