Biến chứng và cách điều trị bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi Herpes varicellae. Đường lây chủ yếu bằng đường hô hấp qua những giọt nước bọt bắn ra từ người bệnh

Bệnh thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi Herpes varicellaeBệnh thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi Herpes varicellae

Theo tin tức sức khỏe, bệnh thủy đậu hiếm khi lây do tiếp xúc trực tiếp với bóng nước. Đặc trưng của bệnh là phát ban dạng bóng nước ở da và niêm mạc, diễn tiến lành tính nhưng có thể gây tử vong do biến chứng viêm não, hội chứng Reye.

Vậy bệnh thủy đậu có nguy hiểm không ? Nguyên nhân do đâu và bệnh được điều trị như thế nào ? Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ Nguyễn Hữu Văn giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để tìm hiểu về căn bệnh thủy đậu này nhé !

Hỏi: Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu là gì?

Trả lời:

Bệnh thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm nguyên nhân là do virus Varicella Zoster gây ra và có khả năng bùng phát thành dịch vào mùa xuân. Bệnh thường lây qua đường hô hấp, người bình thường dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu hắt hơi, ho hay nhảy mũi. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước bị vỡ ra. Người mẹ có thể truyền bệnh qua cho thai nhi.

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết bệnh nhân bị thủy đậu sẽ có các biểu hiện lâm sàng nào?

Bệnh nhân bị thủy đậu sẽ có các biểu hiện lâm sàng nào?

Bệnh nhân bị thủy đậu sẽ có các biểu hiện lâm sàng nào?

Trả lời:

Tiếp xúc với người bị thủy đậu hoặc đang có dịch bệnh tại địa phương. Chủng ngừa thủy đậu, tiền căn bị thủy đậu. Bệnh sử: sốt, hồng ban khoảng vài mm nhanh chóng chuyển thành bóng nước sau 24 giờ.

Khám lâm sàng sẽ thấy có các biểu hiện

Bóng nước da từ 3-10 mm, lúc đầu chứa dịch trong, sau 24 giờ hóa đục, nhiều lứa tuổi (có bóng nước mới mọc xen kẽ bóng đã hóa đục và bóng đã đóng mày hay bong vảy). Bóng nước có thể mọc ở niêm mạc miệng, đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, sinh dục hay ở mắt.

Tìm các biến chứng thường gặp:

Viêm mô tế bào do bội nhiễm: bóng nước hóa mủ, đỏ da hay sưng tấy xung quanh bóng nước, vẻ mặt nhiễm trùng nhiễm độc.

Viêm não.

Hội chứng Reye: Có dùng Aspirin trong thời gian nổi bóng nước. Rối loạn tri giác, co giật.

Hỏi: Chúng ta cần làm các xét nghiệm cận lâm sàng nào khi nghi ngờ bệnh nhân bị thủy đậu?

Xét nghiệm cận lâm sàng nào khi nghi ngờ bệnh nhân bị thủy đậu?

Xét nghiệm cận lâm sàng nào khi nghi ngờ bệnh nhân bị thủy đậu?

Trả lời:

Các cận lâm sàng cần làm

Công thức máu: bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ.

Phân lập siêu vi, PCR (nếu có thể để giúp chẩn đoán xác định).

Phương pháp miễn dịch học (phương pháp cố định bổ thể, miễn dịch huỳnh quang trực tiếp hoặc ELISA) ít được sử dụng.

Chẩn đoán xác định

Dịch tễ: Chưa chủng ngừa thủy đậu, chưa mắc bệnh thủy đậu, có tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu 2-3 tuần trước. Lâm sàng: bóng nước nhiều lứa tuổi ở da, niêm mạc. Cận lâm sàng: phân lập siêu vi, PCR (nếu có thể). Chẩn đoán có thể Bóng nước nhiều lứa tuổi ở da.

Chẩn đoán phân biệt: Impétigo (chốc lở bóng nước): do Streptococcus b hemolytic nhóm A, xảy ra sau khi da bị trầy xướt, gỡ mày thấy có vết trợt đỏ không loét có quầng đỏ bao quanh. Nhiễm trùng da. Bóng nước do Herpes simplex: dựa vào phân lập siêu vi.

Hỏi: Nguyên tắc điều trị thủy đậu là gì và bệnh được điều trị như thế nào?

Điều trị bệnh thủy đậu đúng cách

Điều trị bệnh thủy đậu đúng cách

Trả lời:

Nguyên tắc điều trị

Điều trị đặc hiệu.

Điều trị triệu chứng.

Phát hiện và điều trị biến chứng.

Điều trị đặc hiệu: Acyclovir

Tác dụng: Rút ngắn thời gian nổi bóng nước, giảm tổn thương da. Phòng ngừa biến chứng ở trẻ suy giảm miễn dịch. Hiệu quả cao nếu được sử dụng sớm trong 24 giờ sau khi khởi phát. Liều lượng: 80 mg/kg/ngày: 4 lần (tối đa 800mg/lần) uống. Thời gian điều trị: 5 ngày hoặc đến khi không xuất hiện thêm bóng nước mới.

Chống ngứa.

Giảm đau, hạ sốt: dùng Paracetamol, không dùng Aspirin vì có thể gây hội chứng Reye.

Điều trị biến chứng: Bội nhiễm: Bristopen 100mg/kg uống hay tiêm mạch nếu nặng. Viêm não.

Cần chú ý là tránh làm vỡ các nốt thủy đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo. Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân (khăn mặt, khăn tắm, quần áo,…). Tắm rửa và thay quần áo hằng ngày, nên mặc các loại vải mỏng, nhẹ.

Hỏi: Thủy đậu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nào?

Trả lời:

Biến chứng của bệnh thủy đậu:

Đây là một lành tính, tuy nhiên vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rah, viêm mô tế bào, viêm gan,…Nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Bệnh hiếm khi gây viêm phổi tuy nhiên nếu mắc phải thì bệnh rất nặng và khó điều trị. Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con dị tật bẩm sinh. Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra và có thể để lại di chứng thần kinh: điếc, động kinh, chậm phát triển trí tuệ,…

Hỏi: Chúng ta cần làm gì để phòng ngừa không mắc bệnh thủy đậu?

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ra sao?

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ra sao?

Trả lời:

Là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tôi thiết nghĩ để phòng ngừa thủy đậu chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau: Cách ly để tránh lan lan từ người bệnh. Miễn dịch chủ động: Siêu vi sống giảm độc lực. Bảo vệ 85 – 95%. Chỉ định > 1 tuổi.

Hy vọng với những chia sẻ trên chúng ta đã biết cách phòng ngừa cũng như xử trí kịp thời khi bị thủy đậu.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *