Thuốc chữa bệnh lao phổi có đem đến tác dụng phụ không?

Điều trị bệnh lao là quá trình kỳ công cho cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân. Thuốc chữa bệnh thường mang tác dụng phụ, nhưng nếu dừng thuốc sẽ gây khó khăn trong việc điều trị.

Thuốc điều trị bệnh lao sẽ đem đến những tác dụng phụ cho người bệnh

Thuốc điều trị bệnh lao sẽ đem đến những tác dụng phụ cho người bệnh

Một vài loại thuốc điều trị bệnh lao phổi phổ biến

Lao là bệnh gây ra bởi trực khuẩn lao, trực khuẩn lao rất đặc biệt bởi nó có khả năng chống lại các tế bào miễn dịch của cơ thể. Nguy hiểm hơn nó còn có thể sống tiềm ẩn bên trong tế bào và bên ngoài tế bào cơ thể từ đó tránh được các tác động của thuốc chống lao. Vì thế cực kỳ khó để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh lao truyền nhiễm nguy hiểm này. Đối với người bệnh ngoài áp dụng phác đồ và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn thì người bệnh thường được khuyến cáo sử dụng một số loại thuốc trong quá trình điều trị sau:

  • Thuốc thiết yếu: Rifampicin, Isoniazid,  Etham – butol, Streptomycin, Pyrazinamaid và Thiacetazon.
  • Thuốc thứ yếu: Prothionamid, Cycloserein, Ethionamid, PAS, Capreomycin và Kanamycin.

Trong quá trình điều trị bệnh lao phổi, việc sử dụng loại thuốc nào và kết hợp với nhau ra sao còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, điều trị lần đầu hay đã nhiều lần. Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc khi đã được sự cho phép của bác sĩ, tránh việc tự ý mua về sử dụng như thế sẽ làm bệnh phát triển phức tạp hơn. Bởi thuốc chữa lao phổi là kháng sinh liều cao và rất nặng nên dù tuân thủ các nguyên tắc khi điều trị cũng khó tránh được những tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt nếu người bệnh là người già thì sức khỏe sẽ có sự xa sút nghiêm trọng.

Để điều trị dứt điểm bệnh lao là điều rất khó

Để điều trị dứt điểm bệnh lao là điều rất khó

Những tác dụng phụ của thuốc trị lao phổi

Nhiều người tường thắc mắc, nếu sử dụng thuốc tây bệnh lao phổi có chữa được không? Để trả lời chính xác câu hỏi này thì cần có sự kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của bệnh trên cơ thể người bệnh cũng như loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng trong việc điều trị. Đa phần căn bệnh này thường được điều trị bằng thuốc tây là chính, nhưng thuốc tây chúng được coi như con dao 2 lưỡi khi có tác dụng rõ rệt là điều trị bệnh nhưng lại ngấm ngầm mang đến tác dụng phụ không mong muốn lên cơ thể người bệnh. Ngày nay y học đã chỉ ra một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

  • Gây viêm gan

Ba loại thuốc điều trị bệnh lao phổi hiệu quả nhất là Rifampicin, Pyrazinamid và Izoniad đều chuyển hóa qua gan gây ra tác dụng phụ không mong muốn là viêm gan. Đây là lý do giải thích vì sao bệnh nhân sử dụng thuốc lao phổi đều phải uống thêm thuốc bổ gan, nhằm giảm những tác dụng phụ do thuốc gây ra, nếu không, sau một thời gian điều trị người bệnh sẽ đối diện với nhiều bệnh viêm gan khác nhau.

  • Ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp

Thuốc trị lao phổi Pyrazinamid có công dụng giảm aciduric sẽ khiến nồng độ acid trong máu tăng, gây ra hiện tượng đau mỏi khớp. Ở những người bị bệnh gút, Pyrazinamid có thể là nguyên nhân gây các cơn đau gout cấp.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh lao phổi chính là những cơn ho kéo dài

Trong quá trình sử dụng thuốc sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hướng khá nghiêm trọng

  • Gây độc cho thận

Streptomicin là thuốc điều trị lao phổi bắt buộc phải được thử test lẩy bì trước khi tiêm để hạn chế tình trạng sốc thuốc phản vệ ở mức thấp nhất. Tác dụng phụ của thuốc lao phổi Streptomicin có thể gây mẩn ngứa ngoài da, gây độc thận nên cần phải kiểm tra chức năng thận và giảm liều lượng nếu bệnh nhân đang bị suy thận. Ngoài ra, Streptomicin còn khiến người bệnh chóng mặt, ù tai, nôn nao, không đi lại được. Khi xuất hiện các biểu hiện này thì cần phải ngừng sử dụng streptomycin ngay lập tức.

  • Giảm thị giác, mù màu

Thuốc chữa lao phổi Ethambuton có tác dụng phụ nặng nề là gây viêm dây thần kinh hậu nhãn khiến thị lực người bệnh bị giảm hoặc mù màu xanh và đỏ.

  • Rối loạn tiêu hóa, phản ứng dạ dày

Sử dụng thuốc lao Ethionamid người bệnh thường bị rối loạn tiêu hóa, phản ứng dạ dày, ruột, cảm thấy nôn nao, cồn cào, buồn nôn và nôn.

Các thuốc điều trị lao phổi khác như Viomycin, Prothinamid, Thiacetazon, Capreomycin, PAS, … cũng gây ra những tác dụng phụ tương tự.

Không chỉ riêng những loại thuốc trên mà đa phần các loại thuốc có bán trên thị trường đều gây ra những tác dụng phụ giống như trên. Hiện nay giới chuyên môn chưa có được lời giải đáp hay phương án nào đề giảm thiểu những tác dụng phụ của thuốc đến sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, việc phòng ngừa lao phổi, giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, sức khỏe vui vẻ là điều vô cùng quan trọng.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *