Không ít người chưa hiểu rõ bệnh rối loạn thần kinh thực vật do vậy khi gặp phải các triệu chứng nhiều người thường bỏ qua, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh.
- Bệnh mất trí nhớ ở người già
- Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm tới sức khỏe người già…
- Những cách bạn cần làm khi mắc chứng run tay ở người…
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn thực vật
Nguyên nhân gây rối loạn thực vật ở người già
Hiện nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực (RLTKTV) vật vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ, nhưng nó có thể bao gồm những nguyên nhân như biến chứng của một số bệnh hay tác dụng phụ của một số thuốc. Cũng theo chuẩn đoán của các bác sĩ đưa ra, bệnh cũng có thể do các bệnh tự miễn, các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch và thương tổn các bộ phận của cơ thể, dây thần kinh, do sự tấn công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư. Bệnh nhân sử dụng thuốc an thần, hay do thủ dâm quá nhiều. Đối với người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ cao mắc bệnh cao hơn cả, lúc này RLTKTVsẽ gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể và ảnh hướng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.
Những biểu hiện phổ biến ở bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Hệ thần kinh thực vật gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Sự mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm dẫn đến bệnh lý của hệ thần kinh thực vật. Tùy thuộc vào loại rối loạn mà bệnh biểu hiện thành các triệu chứng khác nhau:
-
Hệ thần kinh
Rối loạn vận mạch gây đau đầu khi thay đổi thời tiết, giảm trí nhớ, giảm tập trung, ngủ kém, lo âu, buồn bực vô cớ.
-
Tim mạch
Chóng mặt và choáng tư thế đứng do tụt huyết áp, hồi hộp, hụt hơi, nhịp tim nhanh hoặc chậm, huyết áp tăng giảm thất thường, đau thắt ngực, thiểu năng mạch vành. Người bệnh khó có thể vận động mạnh, nhịp tim thay đổi một cách chậm chạp hoặc không thay đổi để đáp ứng kịp thời với hoạt động thể lực hoặc tập thể dục thể thao.
Khi mắc bệnh người bệnh xuất hiện khá nhiều triệu chứng
-
Hệ tiêu hóa
Bệnh gây rối loạn tiêu hóa do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột. Tạo ra cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ hơi. Kích thích đại tiện khi căng thẳng. Trong trường hợp này có thể sử dụng thêm cháo dinh dưỡng cho người già để dễ tiêu hóa hơn.
-
Hệ tiết niệu
Rối loạn tiết niệu, gây tiểu khó, tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và tiểu không hết nước tiểu, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
-
Hệ bài tiết
Rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh bất thường.
-
Hệ hô hấp
Co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng. Hụt hơi khó thở, tức ngực. Ngạt mũi do giãn cuốn mũi. Lúc này hệ xương khớp cũng bị ảnh hưởng theo khi thường xuyên buồn bực chân tay, đau nhức xương khớp khi trở trời. Người bệnh mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn lo âu, có bệnh nhân có cảm giác không sống nổi, như sắp chết. Lúc này sức khỏe người già đã bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
Có chế độ ăn uống lành mạnh giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh
Cách phòng tránh bệnh rối loạn thực vật
Để chữa bệnh RLTKTT cần tốn rất nhiều thời gian cũng như tiền bạc mà khó có thể chữa khỏi. Vì lúc này sức khỏe người già bị giảm sút có thể mắc nhiều các bệnh của người cao tuổi cùng lúc nên việc điều trị sẽ phức tạp hơn. Theo lời khuyên của các bác sĩ và chuyên gia, người bệnh cần suy nghĩ tích cực, duy trì thể dục và lối sống lành mạnh, từ bỏ các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, trà đặc. Tập hít thở sâu, xoa vùng trên rốn hàng ngày có giá trị lớn trong phòng và điều trị RLTKTV.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc sử dụng trong điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm và một số thuốc tim mạch có thể gây RLTKTV nên bệnh nhân và người khỏe mạnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhiễm virut và vi khuẩn cũng gây RLTKTV mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với đồ vật và lao động, đeo khẩu trang khi ra đường hay ở nơi công cộng, thực hiện ăn chín uống sôi. Tránh các sang chấn tinh thần, không nên thủ dâm quá nhiều. Ngoài ra người già cần có một chế độ tập luyện khoa học, nên tích cực tham gia môn tập thể thao như: đạp xe, ngồi thiện, cầu lông, chơi cờ…để người già có thể sống vui khỏe mỗi ngày, từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn