Cảm giác mình không có ích cho gia đình, bị con cháu ruồng bỏ, ít quan tâm luôn là những lý do đẩy người già rơi vào trạng thái trầm cảm, thậm trí là điên.
- Tình yêu tuổi già, thứ tình yêu chung thủy nhất
- Viết cho những Tình yêu không già
- Câu chuyện về người già khao khát được yêu thương
Nỗi sợ lớn nhất của người già là sợ cô đơn
Tuổi già là những chuỗi ngày cô đơn
Ở nhiều nơi việc con cái phân chia theo kiểu mỗi người nuôi cha mẹ vài tháng, hay thuê đến các dịch vụ chăm sóc người già ngày càng xảy ra phổ biến và nhiều, khi hiện nay nước ta đang có nguy cơ đối với mặt với tốc độ già dân số tăng một cách chóng mặt. Đó là đối với những gia đình có kinh tế, còn với những gia đình không mấy dư dả thì thường bỏ mặc cha mẹ tuổi già với 4 bức tường cô quạnh khi quá bận mải với công việc trong cuộc sống. Lúc này, họ ít quan tâm tới bố mẹ mình và đôi khi còn nghĩ bố mẹ già là gánh nặng nên mới dẫn tới cảnh người già bị hắt hủi, con cháu bỏ mặc, thậm chí là chửi rủa. Trong hoàn cảnh này người già rất dễ bị trầm cảm, lâu ngày có thể bị điên, trở nên ít nói, không nhận ra người thân vì u uất bởi cuộc sống hiện tại.
Trên thế giới, tỉ lệ người già chết trong cô đơn ngày càng cao. Điều đáng buồn hơn là họ thường chết ở đầu đường, xó chợ, những ngôi nhà hoang, thậm chí đến lúc chết đi rồi những thi thể ấy vẫn không có người thân tới nhận, buộc chính quyền phải chôn họ dưới những nấm mồ không tên. Mặc dù tình trạng này chưa xảy ra quá nhiều ở nước ta nhưng hình ảnh người già sống một mình trong những ngôi nhà vắng tiếng người, ít được quan tâm, chăm sóc lại xảy ra khá nhiều và phổ biến đặc biệt ở các thành phố lớn.
Khi về già người già cần nhất là sự quan tâm của con cháu
Sự quan tâm là liều thuốc hữu hiệu cho người già
Thực tế, chứng trầm cảm và điên của người già cô đơn có thể được cải thiện bằng những can thiệp mang tính cộng đồng, chứ không cần dùng một loại thuốc hay phương pháp chữa trị nào khác. Khi được người thân trong gia đình thường xuyên quan tâm hỏi han, tích cực cho người già tham gia các hoạt động tập thể mang tính phong trào, rèn luyện sức khỏe thì tâm lý của người già ắt trở nên thỏa mái. Đây cũng chính là một trong những bí quyết sống vui khỏe có ích cho người cao tuổi. Nếu có thể, nên để người cao tuổi tiếp tục làm việc hoặc tổ chức học thêm để bổ sung kỹ năng mềm, tăng khả năng giúp đỡ con cháu. Gia đình cũng nên chuẩn bị cho người cao tuổi một chế độ ăn uống hợp lý, ngon miệng, dễ tiêu và không cần kiêng khem quá mức để đảm bảo một sức khỏe tốt phòng tránh được những căn bệnh tuổi già.
Những người cao tuổi mắc bệnh ảo giác dễ sợ hãi, kích động, lo âu, thậm chí hoang tưởng rất nguy hiểm đến tính mạng vì vậy không nên để họ sống cô đơn, một mình. Khi về già người cao tuổi phải uống nhiều loại thuốc do mắc nhiều bệnh nên đôi khi khiến người già đối mặt với các bệnh lý người cao tuổi như trầm cảm, ít nói, cáu gắt, nói nhiều… Ngoài việc được người thân thường xuyên quan tâm, bản thân người già cũng cần biết chấp nhận, hiểu quy luật tuổi già tránh các hoạt động thái quá, tăng cường các hoạt động nhẹ nhàng, tránh thụ động ngồi không, biết tìm niềm vui trong các chuyện đơn giản. Người già cũng không nên căng thẳng và áp lực quá khi đối mặt với tuổi già vì thực chất tuổi già không đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ cần giữ được đầu óc thoải mái, vui vẻ là cuộc sống của người già đã trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn