Nhắc tới viện dưỡng lão người ta ví đây như một “lãnh địa” của người già với cuộc sống ảm đạm, tẻ nhạt của những người độ tuổi “gần đất xa trời”.
- Viết cho những Tình yêu không già
- Câu chuyện về người già khao khát được yêu thương
- Cô nàng bạn tôi kể về cuộc yêu của những cụ ông…
Về già là lúc con người ta cảm thấy cô đơn nhất
“Lãnh địa” cho người già
Nếu ở các nước phương tây việc gửi gắm người già vào viện dưỡng lão hay nhờ đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là một điều rất bình thường và văn minh thì việc này ở nước ta, một nước mang nặng tư tưởng về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” lại được coi như một hành động bất hiếu với cha mẹ. Nhiều người nghĩ con cháu đang cố tình thoái thác trách nhiệm chăm sóc bố mẹ, ông bà mà bỏ tiền ra để thuê một người “người dưng” về chăm sóc lúc bố mẹ ốm yếu và cần con cháu nhất. Trong suy nghĩ của những người này viện dưỡng lão giống như một hòn đảo sống tách biệt, một thế giới bị lãng quên bao bọc bởi sự yên tĩnh ở đó toàn những con người xa lạ, người có hoàn cảnh neo đơn đãng trí, lãng tai, yếu đuối, bệnh tật và ngô nghê như đứa trẻ con. Thực chất viện dưỡng lão không phải là nơi ghê gớm như nhiều người tưởng tượng, tại đây, người già được chăm sóc một cách chu đáo, được thăm khám sức khỏe, kiểm tra định kỳ, tham gia các hoạt động tuổi già để bảo vệ sức khỏe… Mọi hoạt động đều rất khoa học và văn minh với mục đích giúp người già có được cuộc sống đầy đủ đến cuối đời.
Người già như những “đứa trẻ con”
Tuổi già như ngọn nến trước gió
Dễ nhận thấy tuổi già luôn, đong đầy tâm sự và nỗi niềm, họ luôn muốn có người lắng nghe họ tâm sự tuổi già và khi được nghe chúng ta sẽ khám phá ra một cuộc đời và những kinh nghiệm quý báu chất chứa như cuốn tiểu thuyết chưa đến hồi kết. Khi được hỏi, khi có người giãi bài tâm sự, họ có thể thao thao bất tuyệt hàng giờ kể cho người khác nghe về quá khứ, về thời trẻ của mình. Cái thời vang bóng sống cho lý tưởng, cho tình yêu và những kỷ niệm buồn vui. Sống trên đời không ai có thể cưỡng lại được thời gian, thời gian đã khiến họ trở nên già yếu, thân hình còm cõi, mắt mờ, chân chậm, nặng tai như một lão già lẩm cẩm khiến con cháu khó chịu và đôi khi là bực mình.
Tuổi già, cái tuổi mà ai cũng đến lúc phải tới. Quy luật Sinh Lão Bệnh Tử không chừa một ai. Bước sang tuổi “xế chiều” giống như những ngọn nến loe loét trước gió đông có thể tắt bất cứ lúc nào, lúc này ở họ cần lắm sự dịu dàng yêu thương để khi từ giã cõi đời sẽ mang theo hình ảnh đẹp về tình người ở nhân gian.
Cha mẹ sinh ra ta và nuôi dưỡng ta, ân đức của họ rất sâu đậm. Kinh Phật có nói rằng, con người báo đáp vài kiếp cũng chưa hết được ân đức của mẹ cha. Vì thế, trong trăm ngàn việc bận trên đời, là phận con cháu hãy dành một khoảng thời gian cho cha mẹ già. Dù cho tay họ bưng bát cơm còn run rẩy, làm vương vãi thức ăn, hay vẫn mãi quên một chiếc giày hay tất và đối diện với thời gian chỉ đếm từng ngày… thì sự ân cần chăm sóc của con cái vẫn là nghĩa vụ, là liều thuốc dinh dưỡng tốt nhất cho cha mẹ để người già có thể sống vui khỏe mỗi ngày.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn