Triệu chứng bệnh Tiểu Đường ở người cao tuổi là gì?

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính nguy hiểm, thường gặp ở mọi lứa tuổi với những nguyên nhân khác nhau. Người già thường có nguy cao đối mặt với tiểu đường tuýp 2, khó điều trị hơn và có những biến chứng nguy hiểm hơn.

Triệu chứng bệnh Tiểu Đường ở người cao tuổi là gì?

Triệu chứng bệnh Tiểu Đường ở người cao tuổi là gì?

Nguyên nhân khiến người cao tuổi dễ bị mắc bệnh tiểu đường

Những thay đổi về chuyển hóa glucose, do sự rối loạn tiết ra insulin và cơ chế kháng insulin tăng lên theo độ tuổi là những nguyên nhân chính khiến người già mắc bệnh tiểu đường, do lối sống tĩnh tại ít hoạt động và do họ thường có béo phì hoặc thừa cân.

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, hiện nay, số lượng người già mức bệnh tiểu đường ngày càng tăng cao, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ở độ tuổi 55-65 chiếm hơn 20% trên tổng số người mắc bệnh tiểu đường. con số này đang có xu hướng tăng dần và có thể lên đến mức báo động nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý.

Những triệu chứng bệnh tiểu đường ở người già nhất định phải biết

Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phát hiện sớm triệu chứng bệnh tiểu đường ở người già là cách phòng bệnh và ngăn ngừa biến chứng tốt nhất, nâng cao chất lượng sống của người già.

Những triệu chứng bệnh tiểu đường ở người già nhất định phải biết

Những triệu chứng bệnh tiểu đường ở người già nhất định phải biết

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở người già thường không mang tính điển hình nên dễ dẫn đến chuẩn đoán sai sót, chuẩn đoán sai hoặc bị bỏ qua. Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi:

  • Ít uống nước
  • Luôn thấy mệt.
  • không khỏe trong người
  • Ăn nhiều nhưng vẫn sút cân
  • Hay bị nhiễm trùng ở vết thương

Trong nhiều chương trình bí quyết chăm sóc sức khoẻ cho biết, một số trường hơp chỉ biểu hiện qua một số biến chứng mãn tính hoặc biểu hiện lâm sàng như nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch vành, huyết áp cao, cholesteron trong máu cao, biến chứng thần kinh do tiểu đường, biến chứng thận và biến chứng mắt do tiểu đường, thông qua kiểm tra hóa nghiệm mới phát hiện ra bệnh tiểu đường. Ở một số ít bệnh nhân, đến khi xảy ra chảy máu não, tắc mạch máu não.v.v… mới biết là bị bệnh tiểu đường, ở một số bệnh nhân khác, khi xẩy ra tắc nghẽn cơ tim, tim đập loạn nhịp, suy tim.v.v… mới ngẫu nhiên phát hiện bệnh tiểu đường.

Đặc biệt, nhiều bệnh nhân thuộc dạng tiểu đường không phụ thuộc vào insulin, dáng vẻ hồng hào khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn, ăn uống ngon miệng, nên rất dễ ngộ nhận hoặc không biết mình mắc bệnh tiểu đường.

Đối với bệnh tiểu đường ở người già, triệu chứng thường tiềm ẩn, không cụ thể, nếu bình thường không chú ý đi kiểm tra sức khỏe nên có bệnh vẫn không phát hiện thấy, đến khi bệnh đã thể hiện rõ mới đi chẩn đoán thì đã vào thời kì cuối.

Một số điểm cần lưu ý khi điều trị bệnh tiểu đường ở người già

Ngoài những phương pháp điểu trị tiểu đường ở người bình thường, việc điều trị bệnh tiểu đường ở người già cần phải chú ý những điểm sau:

  • Mục tiêu chữa trị bệnh tiểu đường ở người người già nhằm giúp giảm các triệu chứng của đường huyết cao, phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hôn mê do đường máu quá cao.
  • Người cao tuổi có thể dùng được hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường nhưng bắt buộc phải khám bệnh kỹ lưỡng và kiểm tra chức năng gan, thận, tim… trước khi quyết định điều trị. Phải tuyệt đối tuân thủ các chống chỉ định của mỗi nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
  • Giống với bệnh nhân trẻ, các biện pháp điều trị bệnh tiểu đường ở người già là không dùng thuốc phải được áp dụng đầu tiên như thay đổi chế độ dinh dưỡng người cao tuổi, tập thể dục đều đặn, và giảm cân…
  • Việc khống chế đường máu với bệnh tiểu đường ở người già có thể rất khó khăn, phức tạp do người bệnh thường phải dùng thêm một số thuốc khác như lợi tiểu thiazide để điều trị tăng huyết áp hay suy tim, nội tiết tố tuyến giáp điều trị bệnh suy giáp, corticoid điều trị bệnh ung thư, bệnh phổi mạn tính… là những thuốc có khả năng làm tăng đường máu.
  • Khi điều trị insulin, có khi chỉ cần tiêm 1 mũi/ngày là đủ, thay vì phải tiêm 2-4 mũi như ở các bệnh nhân trẻ tuổi.
  • Cuối cùng, luôn nhớ kiểm soát tốt các bệnh, các yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường ở người già khác như tăng huyết áp, hút thuốc lá.

Một số điểm cần lưu ý khi điều trị bệnh tiểu đường ở người già

Một số điểm cần lưu ý khi điều trị bệnh tiểu đường ở người già

Người cao tuổi khi mắc bệnh tiểu đường không chỉ phải chịu những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng mà họ còn phải chịu những vấn đề sức khỏe liên quan đến độ tuổi. Vì thế, việc chăm sóc cha, mẹ già mắc bệnh đái tháo đường đòi hỏi phải trang bị nhiều kiến thức và kết hợp tình yêu thương.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *