Triệu chứng bệnh alzheimer ở người cao tuổi

Alzheimer là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, là nguyên nhân của 75% trường hợp sa sút trí tuệ. Người bệnh có dấu hiệu là hay quên, nói lẫn lộn, rồi dần dần mất trí nhớ.

Alzheimer là bệnh gì?

Alzheimer là bệnh người cao tuổi thường xuất hiện khi về già, nhưng đôi khi có thể thấy ở bệnh nhân ở độ tuổi trung niên. Mặc dù ở các lứa tuổi khác nhau nhưng lại có triệu chứng lâm sàng giống nhau là mất trí nhớ rất khó hồi phục.

Alzheimer là bệnh gì?

Bệnh alzheimer là bệnh thoái hóa cả não bộ không phục hồi, gây nên chứng sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh Alzheimer được đặc trưng bởi sự tổn thương của các tế bào ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, giảm phối hợp vận động, mất cảm giác, nguy hiểm có thể mất trí nhớ hoàn toàn.

Các yếu tố như tuổi tác, giới tính, chủng tộc… cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh Bệnh Alzheimer ở người cao tuổi. Trong đó tuổi tác là nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, con người khi vào độ tuổi 65 thì rất dễ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Triệu chứng bệnh Alzheimer ở người cao tuổi

Theo thống kê thì tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer tăng dần theo tuổi tác, có khoảng 1 – 2% ở lứa tuổi 65, khoảng 5% ở tuổi từ 80 trở lên nhưng ở độ tuổi 90, có tới 50% trong số họ có triệu chứng bệnh Alzheimer. Thông thường, phụ nữ bị nhiều hơn nam giới, một phần vì nguyên do giới nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới, thầy Tạ Quốc An – giảng viên Cao đẳng Dược TP HCM chia sẻ.

Triệu chứng bệnh Alzheimer ở người cao tuổi

Triệu chứng bệnh Alzheimer ở người cao tuổi ban đầu có biểu hiện hay quên, rõ nhất là quên tên những người thân trong gia đình hàng ngày gặp mặt, lúc nhớ, lúc quên, dần dần quên hẳn, nghiêm trọng hơn có thể quên luôn cả tên mình. Triệu chứng bệnh Alzheimer ở người cao tuổi thì biểu hiện mất trí nhớ là rất điển hình và theo thời gian cũng sẽ mạnh dần lên, thậm chí “ăn rồi, bảo chưa”, quên ngày tháng, nhiều khi ra đường không biết đường về nhà mình. Biểu hiện rối loạn ngôn ngữ giao tiếp cũng bắt đầu xuất hiện, khó phát âm và vừa nói vừa giao tiếp xong nhưng không biết mình nói gì. Ngoài ra, triệu chứng bệnh Alzheimer ở người cao tuổi còn có thể khiến bệnh nhân không thể vận động được bình thường như không mặc được quần áo hoặc mặc rất khó khăn, tay run rẩy, đi lại khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sinh hoạt cá nhân hàng ngày, đồng thời người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer còn hay bị chuột rút, lâu dần sẽ thấy xuất hiện rối loạn nhận thức, mất dần khả năng tính toán đơn giản.

Các giảng viên Cao dang Duoc TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Triệu chứng biểu hiện bệnh Alzheimer ở người cao tuổi còn có thể nhận biết bằng bệnh trầm cảm nhưng triệu chứng này có lúc ổn định, lúc không, nếu nguy hại có thể mắc chứng hoang tưởng và loạn thần. Hậu quả của bệnh Alzheimer là thoái hóa các khối cơ, nhất là cơ vận động dẫn đến người bệnh phải nằm liệt giường và mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Người bệnh Alzheimer thường có các biến chứng bởi các tác nhân bên ngoài như: nhiễm trùng các vết loét do nằm liệt giường lâu ngày hoặc viêm phổi.

Bệnh Alzheimer ở người cao tuổi để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và gây ra những phiền toái cho cả những người thân xung quanh. Tuy nhiên bệnh nhân và người thân vẫn có thể phòng ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer bằng các bí quyết sống khỏe, lành mạnh từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Cách chăm sóc cho người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh Alzheimer, chủ yếu là làm giảm tối đa tốc độ phát triển của bệnh. Trên thị trường hiện có các loại thuốc như hoạt động trên nguyên tắc kích thích não sinh ra nhiều chất Acetylcholin (chất có vai trò dẫn truyền thông tin của não) giúp cải thiện chức năng hoạt động của não, đặc biệt là khả năng ghi nhớ và suy luận, có khả năng cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy của người bệnh. Tuy nhiên, các loại thuốc trên chỉ tác động tốt trong giai đoạn sớm của bệnh. Bệnh Alzheimer tiến triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc bệnh được phát hiện và điều trị sớm hay muộn.

Cách chăm sóc cho người cao tuổi mắc bệnh Alzheimer

Một lối sống khoa học, lành mạnh sẽ làm tăng hệ tuần hoàn máu, giúp các cơ quan hoạt động tốt, người cao tuổi có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh Alzheimer nếu thường xuyên luyện tập dưỡng sinh, chạy thể dục nhẹ nhàng vào các buổi sáng. Bên cạnh việc tập luyện và lối sống khoa học, người nhà nên duy trì một chế độ dinh dưỡng người cao tuổi hợp lý và khoa học để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để bảo vệ tế bào thần kinh cho người cao tuổi tránh khỏi sự tổn thương nghiêm trọng.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *