Tìm hiểu về bệnh đái tháo nhạt

Bệnh đái tháo nhạt là bệnh gì?

Bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán kịp thời khi có hai triệu chứng điển hình gợi ý đái tháo nhạt đó là: khát nhiều và tiểu quá nhiều.

Bệnh đái tháo nhạt là bệnh gì?

Bệnh đái tháo nhạt là bệnh gì?

Đặt vấn đề

Bác sĩ Anh Tú chia sẻ tại mục tin y tế : “Đái tháo nhạt” và “đái tháo đường” là hai tên gọi có sự tương đồng dẫn tới nhiều người có quan niệm sai lầm rằng đây là hai bệnh lý có sự liên quan với nhau. Mặc dù về mặt triệu chứng, hai bệnh lý có nhiều triệu chứng phổ biến có sự tương đồng nhất định. Tuy nhiên về mặt bản chất, đái tháo nhạt và đái tháo đường (cả type 1 và type 2) không liên quan tới nhau. Cùng tìm hiểu về bệnh lý đái tháo nhạt trong bài viết sau đây.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh

Đái tháo nhạt có nhiều nét tương đồng triệu chứng với đái tháo đường. Một số những dấu hiệu và triệu chứng điển hình nhất bao gồm:

– Cảm giác khát nước mãnh liệt.

– Tiểu nhiều, số lượng nước tiểu quá nhiều, nước tiểu loãng.

Lượng nước tiểu dao động từ 2,5 lít tới 15 lít mỗi ngày tùy mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhân và lượng dịch bệnh nhân sử dụng hàng ngày. Vượt xa ngưỡng 1,5 tới 2,5 lít nước tiểu mỗi ngày ở người lớn khỏe mạnh.

– Đái dầm hoặc cảm giác buồn tiểu khiến bệnh nhân tỉnh dậy đi tiểu giữa đêm.

Các dấu hiệu và triệu chứng ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có đôi chút khác biệt, bao gồm:

  •  Biểu hiện gương mặt khác thường, không ngừng khóc.
  • Tã ướt nhiều bất thường.
  • Sốt nóng, có thể kèm nôn ói hoặc tiêu chảy.
  • Da và môi khô ráp.
  • Tăng trưởng chậm chập. Hoặc sụt cân.

Bệnh đái tháo nhạt Bệnh đái tháo nhạt

Bạn cần đi khám ngay để được chẩn đoán kịp thời khi có hai triệu chứng điển hình gợi ý đái tháo nhạt đó là: khát nhiều và tiểu quá nhiều.

Nguyên nhân

Trong cơ thể người, thận là cơ quan có tác dụng bài tiết nước tiểu. Nước tiểu tạo thành nhằm mục đích loại bỏ những chất độc hại hoặc dư thừa trong máu. Dịch này sau khi được tạo thành sẽ được vận chuyển qua niệu quản tới bàng quang, tích trữ tại đây và đợi đào thải ra ngoài qua đường niệu đạo. Nếu hệ thống cân bằng dịch hoạt động tốt, lượng nước tiểu tạo ra khoảng 1,5 – 2,5 lít, duy trì sự cân bằng khối lượng và thành phần dịch của cơ thể, cân bằng giữa nước nhập vào qua đường ăn uống với nước tiểu bài tiết ra ngoài.

Điều hòa quá trình này có sự tham gia của hormone vasopressin (ADH) hay còn gọi là hormone chống lợi tiểu được tạo thành bởi vùng dưới đồi.

ADH xuất hiện trong máu sẽ tác động lên thận và khiến nước tiểu cô đặc hơn bởi chúng kích hoạt ống thận tăng tái hấp thu.

Đái tháo nhạt là hệ quả của hệ thống điều hòa này bị trục trặc, cơ thể mất khả năng cân bằng dịch. Có 3 cơ chế chính có thể đánh vỡ quá trình điều hòa này, bao gồm:

Đái tháo nhạt trung ương: gây ra do tổn thương vùng dưới đồi hoặc tuyến yên. Tổn thương này khiến ADH bị gián đoạn sản xuất. Đái tháo nhạt trung ương có thể do phẫu thuật khối u não, viêm não, viêm màng não hoặc chấn thương vùng đầu.

Đái tháo nhạt ống thận: xảy ra do khiếm khuyết ống thận khiến chức năng bài tiết và hấp thụ nước của ống thận bị rối loạn. Tình trạng này gây ra sự không đáp ứng với ADH của ống thận. Nguyên nhân cụ thể có thể do yếu tố di truyền hoặc bệnh thận mãn tính, lithium và tetracycline cũng có thể gây đái tháo nhạt theo cơ chế này.

Bệnh đái tháo nhạt thai kỳ: đây là tình trạng đái tháo nhạt do một loại enzyme do nhau thai có tác dụng phá hủy ADH ở cơ thể người mẹ. Enzym này có thể được trao đổi qua nhau thai và gây bệnh ở người mẹ.

Bệnh đái tháo nhạt có nguy hiểm không?Bệnh đái tháo nhạt có nguy hiểm không?

Ngoài ra, có khoảng 30% bệnh nhân đái tháo nhạt không tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Yếu tố nguy cơ

Về cơ bản, đái tháo nhạt ống thận có tính di truyền nhất định. Các yếu tố di truyền chịu trách nhiệm về bất thường chức năng cô đặc nước tiểu của thận. Theo số liệu dịch tễ học, đái tháo nhạt ống thận hay gặp ở nam hơn nữ, mặc dù phụ nữ cũng có thể truyền các yếu tố di truyền kể trên.

Theo http://suckhoenguoicaotuoi.edu.vn –  BS Anh Tú –  GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *