Thoát vị đĩa đệm là một chấn thương hay gặp trong cuộc sống lao động hàng ngày. Bệnh trạng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân, khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
- Những lưu ý khi sử dụng các liệu pháp tâm lý trong điều trị bệnh tâm thần
- Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết không phải ai cũng biết
- Tình trạng tê cước tay chân và những điều cần biết
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Thoát vị đĩa đệm phổ biến ở nước ta, những người lớn tuổi, người lao động nặng là những đối tượng hay gặp phải tình trạng này. Hiện nay, bệnh xuất hiện ở cả người trẻ tuổi và có xu hướng gia tăng.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Đĩa đệm là phần ở giữa các khớp đốt sống làm nhiệm vụ hoạt động như lò xo, hấp thụ xung động và cho phép chuyển động uốn cong cột sống. Thoát vị địa đệm thường là kết quả của lão hóa dần dần và tổn thương gọi là thoái hóa đĩa đệm.
Đối với sức khỏe người lớn tuổi, đĩa đệm cột sống mất đi một số lượng dịch khiến cho đĩa đệm hoạt động kém linh hoạt và dễ bị rách hoặc sưng tấy. Khi có những tác động từ bên ngoài như bên vác vật nặng, thay đổi tư thế đột ngột không báo trước hoặc tập thể dục thể thao không đúng. Người trẻ tuổi cũng có thể mắc thoát vị đĩa đệm nếu sinh hoạt, luyện tập thể thao không đúng cách. Đối với người trẻ tuổi thì nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường là do chấn thương trong quá trình tập luyện, vui chơi thể thao để lại. Hầu hết mọi người không thể xác định chính xác nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.
Những yếu tố nguy cơ tăng khả năng thoát vị đĩa đệm:
- Tuổi: độ tuổi từ 35 đến 45 thường hay mắc thoát vị đĩa đệm do lúc này đĩa đệm bắt đầu bị lão hóa.
- Hút thuốc: những người hút thuốc lá có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cao hơn người không hút thuốc lá.
- Chiều cao: nam giới cao trên 180cm, nữ giới cao trên 170cm có nhiều nguy cơ thoát vị đĩa đệm hơn.
- Trọng lượng: khi bê những vật có trọng lượng lớn hơn trọng lượng cơ thể gây căng thẳng trên đĩa đệm ở lưng dưới khiến tăng nguy cơ thoát vị.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng lâm sàng thoát vị đĩa đệm
Một số các trường hợp thoát vị đĩa đệm không có triệu chứng lâm sàng. Nhưng các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm thường gặp gồm có:
- Đau thần kinh tọa, đôi khi bệnh nhân có cảm giác kiến bò và tê, bắt đầu từ mông và lan xuống phía sau hoặc benen cạnh chân.
- Đau, tê hoặc yếu ở lưng dưới và một chân hoặc ngực, cổ, vai hoặc cánh tay.
- Đau tăng lên khi ngồi xuống hoặc ho, hắt hơi.
Khi triệu chứng đau không giảm đi sau 1 tuần cần được thăm khám ngay để đánh giá chi tiết mức độ tổn thương. Tình trạng trở nên nặng hơn khi có các biểu hiện mất kiểm soát bang quang, ruột, đau tăng lên theo thời gian, tê hoặc yếu một, hai bên chân. Thông tin này cũng được đăng tải trên nhiều trang tin tức sức khỏe và nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả.
Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày, những cơn đau khiến bệnh nhân không thể sinh hoạt lao động bình thường. Thông thường những tổn thương sẽ được cải thiện đáng kể trong 4 đến 6 tuần. Nếu tổn thương cột sống nặng cần phẫu thuật để điều trị dứt điểm những thương tổn.
Nguồn: Người cao tuổi Việt Nam