Chấy rận thuộc bộ không cánh trong nhóm biến thái không hoàn toàn của lớp côn trùng và chúng ký sinh hoàn toàn trên vật chủ, không có giai đoạn tự do.
- Bệnh lupus ban đỏ có chữa khỏi được không?
- Các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ
- Ăn uống khoa học giúp ta khỏe mạnh
Đặc điểm sinh thái của chấy rận
Hiện nay, có ba loài chấy rận sống ký sinh trên người là chấy Pediculus humanus capitis, rận Pediculus humanus corporis và rận bẹn Phthirius pubis.
Đặc điểm sinh thái của chấy rận
Chấy rận chỉ có thể phát triển gắn liền với da người vì chúng sống bằng hút máu và chết trong khoảng vài ngày nếu không được tiếp xúc với cơ thể người. Khi nhiệt độ của vật chủ tăng lúc sốt hay giảm lúc sắp chết chẳng hạn, chấy rận sẽ rời vật chủ đi tìm vật chủ mới.
Chấy là loài phổ biến nhất ở người, nó chỉ sống ở tóc và thường thấy ở trẻ em. Con cái sau khi giao hợp 1 – 2 ngày sẽ đẻ trứng. Trứng dính chặt vào gốc tóc, đặc biệt là sau đầu và sau tai. Khoảng 6 – 7 ngày sau, trứng nở thành ấu trùng và lột xác thành con trưởng thành. Ở tất cả các giai đoạn, chấy đực và chấy cái đều hút máu. Chấy lan truyền qua con đường tiếp xúc gần gũi giữa người với người như ngủ chung giường…
Rận sinh sản nhanh và nhiều hơn chấy, thường sống bám vào quần áo, đặc biệt là quần áo lót, cạp quần, nách, thắt lưng, cổ và vai. Trứng thường dính vào các nẹp quần áo. Rận lây truyền qua con đường tiếp xúc gần gũi giữa người với người.
Rận bẹn có quá trình phát triển giống với chấy rận nói chung. Phần lớn rận bẹn sống ở lông của vùng mu và đẻ trứng vào gốc của lông mu. Cũng có thể thấy ở các vùng lông khác của cơ thể như lông ngực, lông nách, có khi cả ở trên lông mày và râu. Rận bẹn lây truyền chủ yếu qua đường tình dục.
Vai trò trong Y học của chấy rận
Vai trò trong Y học của chấy rận
Chấy rận có thể đóng vai trò trung gian truyền một số bệnh như sốt hồi quy chấy rận, bệnh do xoắn khuẩn Borrelia recurrentis gây ra. Người nhiễm bệnh do chấy rận bị giập nát, phóng thích ra những xoắn trùng trên những vết xước da.
Trang thông tin y tế có cập nhật, sốt phát ban chấy rận do vi khuẩn Rickettsia prowazekii, bệnh sốt chiến hào do vi khuẩn Rochalimaea quyntana gây ra. Người nhiễm mầm bệnh từ phân của rận, qua các vết xước da và niêm mạc. Rận bẹn thường gặp ở người lớn, chủ yếu tập trung ở lông mu và gây ngứa ngáy, khó chịu. Hiếm khi gặp ở trẻ em. Rận bẹn không truyền bệnh.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn