Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường hay xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là ở người cao tuổi. Vậy phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình như thế nào?

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Rối loạn tiền đình thuộc nhóm bệnh người cao tuổi rất hay thường gặp, tuy đây không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng khác.

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Các chuyên gia sức khỏe cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây hội chứng tiền đình ở người cao tuổi như sau:

– Do tuần hoàn kém (tăng huyết áp, huyết áp thấp, rối loạn tuần hoàn do thiếu máu)

– Do thời tiết thay đổi bất thường và môi trường sống bị ô nhiễm, sống chật chội, quá nhiều tiếng ồn…

– Do ngộ độc độc tố hay ngộ độc hóa chất (hóa chất diệt côn trùng, hóa chất diệt cỏ), ngộ độc thực phẩm (do hóa chất hoặc do độc tố vi khuẩn, vi nấm)…

– Người cao tuổi mắc phải bệnh: béo phì, thiếu máu (gây rối loạn tuần hoàn máu), dây thần kinh tiền đình bị tổn thương, viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng rải rác, tổn thương dây thần kinh số VIII, do thoái hóa cột sống cổ, động kinh, do u não hoặc do tai biến mạch máu não, hội chứng migraine cột sống thân nền…

– Do dùng một số thuốc như kháng sinh nhóm Aminoglycosis (Streptomycine), thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểu…

Sự kết hợp của 1 hay nhiều yếu tố trên chính là nguyên nhân làm xuất hiện bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi.

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Xét nghiệm chuẩn đoán bệnh

Bệnh rối loạn tiền đình thường xuất hiện ở hai dạng chính là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Mức độ bệnh sẽ được biểu hiện ở cấp tính và mãn tính. Vì vậy, ngoài việc khám lâm sàng, bác sĩ cần phải làm một số xét nghiệm cần thiết như: caloric testing, chụp X-Quang, xét nghiệm máu…để chuẩn đoán bệnh chính xác hơn để có liệu trình điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.

Dùng thuốc điều trị

Điều trị bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên

+ Chuẩn đoán: Biểu hiện thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc để học tập, làm việc hay xem phim, làm việc quá nhiều…một số thói quen không tốt trên đây cũng sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe của người cao tuổi, làm chậm quá trình máu lưu thông lên não gây ra các triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, ù tai, cảm giác đầy bụng…

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

+ Điều trị: Sulpiride 50mg, diazepam 5mg, Cinnarizin (Stugeron) thuộc nhóm thuốc histamin H1, diazepam 10mg, paracetamol 500mg, floctafenine, diclofenac 50mg, piracetam, Ginkgobiloba 40mg, hoạt huyết dưỡng não, lunarizin (Nomigrain, hepen, Fluzine), Vinpocetin… giúp cải thiện tình trạng chóng mặt, giảm đau, an thần, tăng tuần hoàn máu lên não.

Điều trị bệnh rối loạn tiền đình trung ương

+ Chuẩn đoán: Được xác định là do có sự tổn thương ở nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân được xác định là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu, hạ huyết áp… khiến máu không được lưu thông hết đến não. Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình trung ương là chóng mặt, cảm giác đầy hơi, buồn nôn và nôn xuất hiện nhiều hơn.

+ Điều trị: Các nhóm thuốc như thuốc kháng cholineric hoặc chẹn kênh calci (Funarizine, Cinarizine, Cinnarizin) … Thuốc được sử dụng theo toa và chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ, nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Phương pháp tự điều trị bệnh rối loạn tiền đình tại nhà

Người cao tuổi mắc bệnh rối loạn tiền đình cần phải có chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối, bằng cách ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng vitamin cần thiết như A, C, E, D, B6, chất sắt…. có trong trái cây tươi, rau củ quả sẽ giúp hỗ trợ và điều trị rối loạn tiền đình nhanh chóng.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo người già khi bị bệnh rối loạn tiền đình hạn chế các loại thực phẩm quá ngọt hay quá mặn, các thức uống có ga…vì nó sẽ sẽ làm tăng thể tích dịch của cơ thể và của tai trong, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài chế độ ăn uống, để điều trị bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh cần giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng, stress kéo dài trong nhiều ngày. Với người bệnh rối loạn tiền đình không nên làm việc ở môi trường leo trèo có độ cao điều này có thể gây ra hiện tượng chóng mặt đột xuất nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của bạn.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *