Bệnh parkinson còn gọi là bệnh liệt rung, là bệnh do suy thoái chức năng của hệ thống thần kinh. Bênh thường gặp ở người trên 50 tuổi và đa số là đàn ông, với tỷ lệ mắc bệnh là 1/500.
- Rối loạn thần kinh thực vật căn bệnh “khó trị” tuổi già
- Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm tới sức khỏe người già…
- Những cách bạn cần làm khi mắc chứng run tay ở người…
Parkinson là bệnh của người cao tuổi
Parkinson là một bệnh thần kinh mạn tính thường kết hợp với rối loạn tâm thần, gặp chủ yếu ở người cao tuổi (NCT). Theo thống kê thì độ tuổi khởi bệnh Parkinson trung bình vào khoảng trên 60 tuổi, với tỷ lệ mắc là 90 – 100/100.000 dân và tỷ lệ mới mắc là 20/100.000 dân/năm, hiếm gặp các trường hợp khởi bệnh trước 40 tuổi… Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, khoảng 45% bệnh nhân Parkinson bị trầm cảm và 30 – 60% bị sa sút tinh thần. Phòng và điều trị bệnh vẫn còn gặp khó khăn, bên cạnh đó, bệnh Parkinson có thể dẫn đến một số biến chứng.
Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay Y học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson, nhưng nhận thấy ở người mắc bệnh, hàm lượng dopamin trong cơ thể giảm đi đáng kể.
Nguyên nhân gây bệnh
Dopamin là chất dẫn truyền thần kinh thuộc nhóm catecholamin (gồm có: dopamin, noradrenalin, adrenalin) tập trung nhiều ở vùng hạch đáy (basal ganglia) của não. Dopamin đóng vai trò quan trọng trong việc cử động và phối hợp các động tác của cơ thể. Khi các tế bào sản sinh ra dopamin bị thoái hoá hay chết đi, gây nên sự thiếu hụt dopamin trong cơ thể và đây chính là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh parkinson.
Ngoài ra còn có một số yếu tố thuận lợi như:
- Thường tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
- Có tiền sử về chấn thương vùng đầu, viêm não.
- Có bệnh xơ vữa động mạch…
Bệnh Parkinson có những triệu chứng gì?
Run là bệnh người cao tuổi thường gặp và thường xuất hiện khi làm việc nặng hay khi tập trung làm việc gì đó, mà càng tập trung càng run nhiều. Khi có ai đó cầm nắm hộ thì mới hết run. Trong quá trình mắc bệnh, hiện tượng này có thể xuất hiện khi nghỉ ngơi.
Hiện tượng run có thể xảy ra ở cả bàn chân và bắp chân. Người bệnh đi đứng khó khăn, khó đi dép vào chân. Dáng đi sẽ phối hợp được nhịp nhàng như người bình thường, có những biểu hiện: đầu cúi, khom lưng, tay hơi gấp lại, chân co, không đánh tay.
Bệnh Parkinson có những triệu chứng gì?
Bên cạnh đó người bệnh nặng có thể môi cũng bị run, giọng nói run rẩy cùng với nét mặt đờ đẫn. Ngoài ra người bệnh cũng sẽ gặp những triệu chứng như tiết nước miếng nhiều hơn, mặt bóng và đỏ bừng. Khi sờ tay chân thấy cơ co cứng hơn bình thường. Vào giai đoạn nặng, tốc độ run nhanh khiến người bệnh không thể cầm nắm, mặc quần áo,… có thể nói đã chuyển sang giai đoạn tàn phế. Bệnh quá nặng có thể khiến người bị tê liệt.
Chăm sóc người bệnh Parkinson
Khi một người được bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám bệnh và xác định là mắc bệnh Parkinson thì người thân (gia đình, bè bạn, cơ quan) nên động viên khích lệ người bệnh. Bởi vì trong thời kỳ đầu của bệnh, người bệnh thường rất mệt mỏi, chán chường, lo lắng hoặc có thể bị trầm uất, cho nên sự động viên về mặt tình cảm của người thân và tổ chức tập thể là rất cần thiết. Với người bệnh thì không nên quá lo lắng hoặc quá bi quan mà phải vươn lên để tự điều chỉnh hoạt động của bản thân mình. Nhiều bí quyết chăm sóc sức khoẻ cho biết, cần vận động cơ thể bằng hình thức tập thể dục hàng ngày tùy theo điều kiện và sức khỏe của mỗi người như đi bộ. Tuy nhiên, mỗi một ngày cũng chỉ nên vận động cơ thể (khoảng 60 phút là vừa) và nên chia thành 2 – 3 lần, mỗi lần từ 15 – 20 phút. Về sau, khi bệnh tiến triển nặng hơn thì mọi sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh cá nhân, đi lại cần có sự hỗ trợ của gia đình. Bên cạnh sự chăm sóc thì việc uống thuốc điều trị cũng rất cần có sự quan tâm của người thân, nhất là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn trầm cảm, lú lẫn hoặc có biến chứng.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn