Những thông tin cần biết về bệnh rối loạn tiền đình người cao tuổi

Rối loạn tiền đình là một trong những nguyên nhân chính gây chóng mặt ở người cao tuổi. Nếu không được ngăn ngừa tận gốc, bệnh có thể gây ra nguy cơ đột quỵ rất cao.

Những thông tin cần biết về bệnh rối loạn tiền đình người cao tuổi

Bệnh rối loạn tiền đình ở người cao tuổi là gì?

T.s Bùi Hoàng Anh, giảng viên Cao dang Y Duoc Sai gon cho biết, tiền đình là bộ phận quan trọng của tai, nằm ở phía sau màng nhĩ trong ốc tai và được điều khiển bởi hệ thần kinh. Tiền đình có vai trò giữ thăng bằng cho toàn bộ cơ thể, từ tư thế, dáng bộ, cho đến cử động mắt, đầu và thân mình. Nó cũng đóng vai trò duy trì sự cân bằng của cơ thể trong các hoạt động như: di chuyển, cúi, xoay người, nằm, đứng…Với mỗi một hoạt động, hệ thống tiền đình cũng sẽ thay đổi theo để có thể giữ được sự thăng bằng cho cơ thể.

Hội chứng rối loạn tiền đình ở người cao tuổi tuy không phải là một căn bệnh quá nghiêm trọng, nhưng nó gây ra một loạt các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt… trong một thời gian dài, khiến cho người cao tuổi vốn sức khỏe đã yếu càng trở nên mệt mỏi hơn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Một lần tình cờ tìm hiểu trên mạng, Nguyễn Trọng Anh sinh viên năm 2 theo học Cao đẳng Y Dược HCM được biết, có rất nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng tiền đình như: Tuần hoàn kém, thời tiết thay đổi đột ngột và bất thường, ngộ độc độc tố hay ngộ độc hóa chất (hóa chất diệt cỏ, hóa chất diệt côn trùng DDT), ngộ độc thực phẩm (do hóa chất hoặc do độc tố vi khuẩn, vi nấm), viêm tai xương chũm mạn tính, dây thần kinh tiền đình bị tổn thương hoặc dùng một số thuốc như kháng sinh nhóm Aminoglycosis (Streptomycine), thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau. Bên cạnh đó có một số yếu tố thuận lợi khác như: tuổi tác càng cao, béo phì, thiếu máu (gây rối loạn tuần hoàn máu), và thời tiết thay đổi liên tục, bất thường là một trong những yếu tố (hoặc có sự kết hợp) làm xuất hiện hội chứng rối loạn tiền đình.

Nhiều nhà chuyên môn cũng đề cập đến rối loạn tiền đình ở người cao tuổi có thể do thoái hóa cột sống cổ, tổn thương dây thần kinh số VIII, do u não hoặc do rối loạn thần kinh trung ương (tai biến mạch máu não), hội chứng migraine cột sống thân nền, động kinh, xơ cứng rải rác…

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người cao tuổi

Dấu hiệu thường gặp của bệnh rối loạn tiền đình người cao tuổi

Biểu hiện rõ nhất của rối loạn tiền đình là các cơn chóng mặt, mất thăng bằng, cảm giác lảo đảo muốn ngã. Người cao tuổi còn có thể cảm thấy nhức đầu, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, chân tay run rẩy… Các dấu hiệu đó thường xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu hơn và hay tái phát.

  • Nếu nhẹ người bệnh có thể cố gắng đứng dậy được nhưng bị mất thăng bằng, dễ ngã.
  • Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn nhiều gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn, người mệt lả…

Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng… Nếu kéo dài có thể dẫn đến mắt nhìn mờ, chân tay thường tê bì, run rẩy, suy nhược cơ thể. Để xác định chính xác rối loạn tiền đình, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện chụp Xquang, CT-Scan, chụp cộng hưởng từ (MRI) hay xét nghiệm mỡ máu.

Lời khuyên của bác sĩ khi bị rối loạn tiền đình

Lời khuyên của bác sĩ khi bị rối loạn tiền đình

Ngoài việc dùng thuốc, người bị rối loạn tiền đình cần vận động cơ thể một cách thường xuyên, nhẹ nhàng, đều đặn nhưng đúng động tác, chỉ nên kéo dài từ 5 – 10 phút mỗi lần tập, không nên tập kéo dài thời gian. Khi đã bị viêm xoang hay viêm họng, người cao tuổi cần vệ sinh răng miệng, họng hàng ngày như: đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy và nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày vào mũi để làm sạch mũi do hít thở không khí có kèm theo vi sinh vật có hại. Cần có chế độ sinh hoạt điều độ cả về tinh thần và vật chất. Cần sống thoải mái, giảm ưu tư phiền muộn bằng hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, xem sách, báo, xem TV. Cần có chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi hợp lý, hợp vệ sinh, uống đủ lượng nước hàng ngày và tránh uống nhiều bia, rượu.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *