Những điều cần biết về một số bệnh nấm ở trẻ nhỏ

Bệnh nấm ở trẻ em thường xảy ra ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên, ngay cả những trẻ có hệ miễn dịch khoẻ mạnh cũng vẫn có thể bị nhiễm nấm.

Những điều cần biết về một số bệnh nấm ở trẻ nhỏ

Những điều cần biết về một số bệnh nấm ở trẻ nhỏ

Điểm mặt một số bệnh nấm thường gặp ở trẻ nhỏ

Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin cần thiết cho cha mẹ về những căn bệnh do nhiễm nấm xảy ra ở trẻ em.

Nấm da ở trẻ

Nấm da ở trẻ nhỏ do nhiều chủng nấm khác nhau gây nên. Các chứng bệnh nhiễm nấm này thường được đặt tên theo các bộ phận mà bệnh nấm xuất hiện như nấm toàn thân hay nấm da đầu.

Theo nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe, thủ phạm gây nấm da ở trẻ có thể do lây truyền khi bé tiếp xúc với người hoặc vật nuôi bị bệnh. Bên cạnh đó, khăn, bàn chải đánh răng, lược, mũ và quần áo cũng là nơi nấm trú ngụ. Nếu cơ thể trẻ xuất hiện những mảng đỏ, mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám..

Lưu ý, số bé rất nhạy cảm với thuốc bôi chống nấm. Vì vậy mới đầu, mẹ chỉ nên bôi một ít để thăm dò phản ứng trên da bé. Nếu bé có những triệu chứng bất thường sau khi bôi, mẹ cần báo ngay với bác sĩ để được tư vấn hoặc đổi thuốc.

Khi điều trị nấm da ở trẻ, mẹ cần nhớ giặt chăn, ga trải giường và quần áo bé sạch sẽ. Bé có thể bị nhiễm trùng nếu gãi đến mức chảy máu ở khu vực bị ngứa. Vì vậy, mẹ hãy cắt móng tay cho bé và mang bao tay cho bé khi ngủ.Nếu sau một tuần điều trị, tình trạng nấm da của bé không cải thiện, hãy đưa bé tái khám.

Nấm miệng ở trẻ

Candida vốn là một sinh vật thường trú trong miệng nhưng đôi khi chúng phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng: Khoang miệng của bé xuất hiện những mảng trắng, đau rát họng, buồn nôn, trẻ biếng ăn và không thấy ngon miệng. Khi nấm chuyển xuống vùng thanh quản sẽ có hiện tượng bé bị khàn giọng, khó nuốt, bé liên tục quấy khóc, đau đớn.

Theo nhiều tin tức sức khỏe khác cho biết, mẹ có thể dùng nước muối súc miệng hàng ngày cho bé. Với trường hợp nặng hơn một chút, mẹ nên rơ miệng tại chỗ bằng thuốc kháng nấm dạng uống nghiền nát hay dạng bột hòa nước là an toàn nhất.Việc rơ miệng cho trẻ có thể kích thích gây nôn ói nên để thực hiện việc rơ miệng có hiệu quả và giúp trẻ thoải mái thì nên rơ miệng lúc bé đói. Trước khi rơ, mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ, rồi lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay rơ miệng cho bé và nhúng trong nước chín để nguội để làm mềm miếng gạc, tránh ma sát làm đau bé.

Nấm ống tai ngoài ở trẻ

Trẻ mắc bệnh nấm ống tai ngoài là do nhiễm một số loài nấm sợi và nấm men như Aspergillus, Mucor, Penicillium, Rhizopus, Candida…

Điểm mặt một số bệnh nấm thường gặp ở trẻ nhỏ

Điểm mặt một số bệnh nấm thường gặp ở trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia y tế, khi bị nấm ống tai ngoài, trẻ cảm thấy ngứa ngáy nên thường xuyên dùng ngón tay ngoáy vào trong lỗ tai hoặc nghiêng đầu, đập tay vào bên tai bệnh. Trong một số trường hợp, do cục nấm phát triển gây bịt kín ống tai ngoài, trẻ có thể có các biểu hiện kêu ù tai, nghe kém một bên hay với các trẻ nhỏ là biểu hiện nghiêng đầu phía tai lành về nơi phát âm để nghe cho rõ.

Khi thấy con có các biểu hiện nói trên, mẹ cần đưa con đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để được khám và điều trị, phòng tái phát về sau.

Trẻ bị nấm ống tai ngoài cần được lấy bỏ tổ chức nấm và lau sạch ống tai, màng tai bằng que bông thấm cồn salycilic, tím gentian hoặc dung dịch betadin 1%. Thực hiện liên tục vài ngày, mỗi ngày 1 – 2 lần tại cơ sở điều trị chuyên khoa. Có thể kết hợp với các thuốc diệt nấm bôi tại chỗ hàng ngày.

Việc vệ sinh tai trẻ nhỏ tại nhà chỉ nên thực hiện 1 – 2 lần một ngày bằng bông mềm, tốt nhất là sau khi tắm. Tránh việc vệ sinh quá thường xuyên gây tổn thương thành ống tai, hay việc nhỏ tai quá nhiều bằng các thuốc kháng sinh gây tổn thương hệ vi khuẩn có ích trong ống tai ngoài của trẻ.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *