Người xưa có câu: “Ăn được, ngủ được là tiên”, con người ta sinh ra đã biết ăn biết ngủ. Ấy vậy mà, những việc tưởng chừng như đơn giản ấy đối với người cao tuổi lại là vấn đề đáng lưu tâm.
- Làm thế nào để chữa thoái hóa khớp ở người cao tuổi?
- Bí quyết vàng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
- Nhận biết đúng các triệu chứng bệnh cao huyết áp
Những thay đổi thể chất ở người cao tuổi?
Tuổi càng cao thì cơ thể càng lão hóa, sự hấp thu các chất dinh dưỡng trở nên khó khăn hơn và là một yếu tố tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người cao tuổi. Do đó, việc duy trì một tình trạng dinh dưỡng hợp lý là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi.
Những thay đổi thể chất ở người cao tuổi?
Do quá trình lão hóa nên người cao tuổi có những biến đổi rất đặc trưng, và ăn uống được ngon miệng hay không trước tiên là nhờ đến các giác quan như khứu giác, thị giác, xúc giác, vị giác.
Khi cơ thể còn khỏe, các cơ quan hoạt động tốt, nhờ khứu giác nên ngửi được mùi thơm của thức ăn, thị giác giúp nhìn thấy màu sắc thức ăn thật hấp dẫn, nhờ xúc giác mà biết thức ăn ấm nóng hoặc mát lạnh, nhờ vị giác mà biết được thức ăn chua, cay, mặn, ngọt như thế nào để thưởng thức cái ngon của thức ăn.
Chính những giác quan đó đã kích thích nước bọt tiết ra để sẵn sàng tiêu hóa thức ăn. Thế nhưng, ở người cao tuổi thì mắt không nhìn rõ, mũi ngửi kém, vị giác và xúc giác không nhạy nên ăn uống thường kém ngon. Đã chán ăn mà nhai nuốt lại khó do cơ nhai và xương hàm đều teo, răng thì lung lay và mất răng nên người cao tuổi lại càng lười ăn hơn nữa, mà như vậy thì lại càng dễ bị suy dinh dưỡng hơn. Các tuyến nước bọt cũng teo nên hoạt tính tiêu hóa của nước bọt cũng giảm sút.
Do đó, thức ăn cho người cao tuổi cần phải mềm để dễ nhai nuốt nhưng không nên xay nhuyễn vì sẽ làm giảm mùi vị ngon của thức ăn. Sức co bóp dạ dày cũng giảm nên dễ bị sa dạ dày, giảm bài tiết dịch vị nên tiêu hóa thức ăn kém, hay bị đầy bụng, khó tiêu sau ăn. Vì vậy, người cao tuổi không nên ăn quá no để tránh tăng gánh hoạt động của hệ tiêu hóa, từ đó có thể gây ra một số bệnh người cao tuổi.
Nhu động ruột ở người cao tuổi cũng giảm nên dễ bị táo bón, mà táo bón kéo dài thì các vi sinh vật trong ruột sẽ phát triển làm đầy hơi, mà đầy hơi lâu ngày sẽ đẩy cơ hoành lên cao gây khó thở, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim. Đầy hơi trong bụng cũng làm giảm cảm giác thèm ăn.
Nhu cầu dinh dưỡng cho người cao tuổi như thế nào là hợp lý?
Nhu cầu các chất đạm, đường, mỡ như thế nào là hợp lý?
Nhiều người cho rằng dinh dưỡng người cao tuổi chỉ cần ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa..là tốt nhất, nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Bởi cần dựa vào cơ thể của từng người sẽ có chế độ ăn uống khác nhau.
- Đạm:
Ngày nay khuyến nghị về nhu cầu đạm ở người cao tuổi là 0,75 – 0,8g/kg/ngày. Đạm từ cá dễ tiêu hóa và giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, đặc biệt các loại cá chứa nhiều omega-3, như cá thu, cá hồi, cá ngừ.
Đạm thực vật có những ảnh hưởng có lợi cho sức khỏe so với đạm động vật, đặc biệt liên quan với tình trạng cholesterol máu. Những nước dùng đạm đậu nành cao có tỉ lệ tử vong do tim mạch thấp hơn so với những nước ăn nhiều đạm động vật.
Trong suốt nhiều năm qua, nhiều nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa lượng đạm đậu nành ăn vào với giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh mãn tính. Vì vậy nên ăn ít nhất 25g đạm đậu nành/ngày để giảm các nguy cơ của bệnh tim mạch.
- Đường:
Đường là nguồn cung cấp năng lượng chính, chiếm 55 – 60% tổng năng lượng, trong đó nên dùng loại đường phức, có chỉ số đường huyết thấp.
Do người cao tuổi hoạt động thể lực ít, khối cơ bắp cũng giảm khoảng 1/3 so với thời trẻ nên nhu cầu năng lượng cũng giảm bớt, theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia chỉ khoảng 30kcal/kg/ngày, nếu ăn quá thừa thì sẽ dễ mắc bệnh béo phì.
Tháp dinh dưỡng dành cho người cao tuổi
Để có thể cải thiện khả năng dung nạp sữa hay thức ăn chế biến từ sữa, người cao tuổi nên thường xuyên ăn ya-ua, hoặc nên tránh uống sữa lúc bụng đói, mà ngược lại nên uống sữa sau khi ăn một ít gì đó, uống một lượng ít trong vài ngày đầu và sau đó tăng dần. Mỗi lần uống sữa chỉ nên dùng 1 lượng khoảng 100 – 200ml.
- Mỡ:
Lượng chất béo ăn vào nên giới hạn ở mức 30% hoặc thấp hơn tổng năng lượng, trong đó chất béo bão hòa nên dưới 10%. Tuy nhiên nếu hạn chế dưới mức 20% năng lượng từ béo có thể ảnh hưởng đến chất lượng chế độ ăn.
Acid béo no, có nhiều trong mỡ, bơ, nước luộc thịt làm tăng nguy cơ bệnh lý mạch vành. Acid béo thể trans có nhiều trong mỡ, ma-ga-rin, sữa động vật ăn cỏ và thức ăn nhanh, quy trình công nghiệp chế biến ở nhiệt độ cao làm tăng cholesterol dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, nên hạn chế dưới 1% trong chế độ ăn.
Các acid béo thiết yếu nên được cung cấp ít nhất 2 – 3% tổng năng lượng, nghĩa là tương đương 9 – 10g acid béo thiết yếu như acid linoleic và linolenic từ thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn