Bước sang tuổi ngũ tuần, bộ phận trên cơ thể con người có chiều hướng suy giảm vì thế để các cụ sống khỏe nên thiết lập cho người già chế độ dinh dưỡng riêng.
- Người cao tuổi mắc bệnh hở van tim nên và không nên…
- Gọi tên những thực phẩm giàu vitamin C tốt cho sức khỏe…
- Bệnh suy thận ở người cao tuổi nguy hiểm như thế nào?
Nhóm thực phẩm dinh dưỡng nào tốt cho người già
Tuổi già đa bệnh
Người cao tuổi mà có sức khỏe vui vẻ thì không chỉ mừng cho gia đình mà còn là mong đợi của xã hội. Trào lưu đô thị hóa đã làm thay đổi cách ăn và lối sống với thu nhập cao, ăn theo túi tiền và sở thích, khiến con người ăn nhiều mỡ nhiều thịt, nhiều đường, đồ ăn nhanh, đồ đống hộp, giảm rau, uống nhiều bia rượu, nước ngọt… từ đó đã làm tăng bệnh béo phì, tim mạch, ung thư, tiểu đường và nhiều căn bệnh tuổi già khác. Vì thế để người già có một sức khỏe tốt thì bản thân người cao tuổi cũng như người thân trong gia đinh cần có một chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi riêng để phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như nhu cầu tiêu hóa của cơ thế khi về già.
Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi
Chế độ ăn uống cho người cao tuổi cần đầy đủ dinh dưỡng, cân đối và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
-
Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu về năng lượng ở người cao tuổi giảm, người cao tuổi ăn ít hơn (khoảng 25-30 kcal/kg cân nặng/ngày). Chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho giữ cân nặng lý tưởng hoặc nằm trong giới hạn BMI bình thường là từ 18,5 – 23.
-
Nhu cầu chất bột đường
Nhu cầu chất bột đường cũng giảm, người cao tuổi khi ăn nhiều đường ngọt dễ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, mỡ máu. Không nên ăn quá 20g đường/ngày. Tuổi càng cao, càng phải hạn chế ăn đường, bánh kẹo. Nên dùng chất bột đường từ nguồn cơm, bánh mì, vì chúng được tiêu hóa, hấp thu rồi dự trữ ở cơ thể, chỉ giải phóng từ từ vào máu theo nhu cầu, không làm tăng đường huyết đột ngột. Khi cơ thể thừa chất bột đường, nó sẽ chuyển thành mỡ dự trữ.
Người già nên thiên về sử dụng các thực phẩm xanh
-
Nhu cầu chất đạm, nhu cầu chất béo
Ở người cao tuổi, hoạt động của men lipase phân giải mỡ giảm dần và cơ thể có xu hướng thừa mỡ trong máu, dễ gây bệnh tim mạch. Do đó, cần hạn chế chất béo, chủ yếu dùng dầu thực vật. Quá trình tiêu hóa hấp thu chất đạm kém đi ở người cao tuổi. Sự tiêu hóa đạm thường đi đôi với quá trình thối rữa ở đại tràng, làm xuất hiện độc tố. Nếu lại bị táo bón, chất độc này bị hấp thu trở lại, gây nhiễm độc trường diễn. Vì thế, cần hạn chế ăn thịt (nhất là thịt mỡ) và thay bằng cá. Nên ăn nhiều chất đạm nguồn gốc thực vật như: đậu đỗ, lạc, vừng, đậu phụ vì chúng ít gây thối rữa và chứa nhiều chất xơ, có tác dụng giữ cholesterol thừa trong ống tiêu hóa, sau đó thải ra theo phân.
-
Nhu cầu vitamin và khoáng chất
Nếu các chất khác giảm thì riêng nhu cầu vitamin và khoáng chất cần tăng. Các dưỡng chất hay thiếu hụt ở người cao tuổi là vitamin B12, Folate/Folic acid, canxi, vitamin D, magiê, chất xơ, omega-3 và nước.
Các thực phẩm cần cho người cao tuổi
Khi đã nắm vững và hiểu rõ được nhu cầu của các chất đối với sức khỏe người già thì việc lựa chọn thực phẩm và bổ sung chúng vào trong bữa ăn hàng ngày sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Theo đó bữa ăn của người cao tuổi cần đủ bốn nhóm thực phẩm chính và đa dạng các loại thực phẩm khác như:
– Nhóm chất bột đường: gạo, ngũ cốc, bún, miến, phở…
– Nhóm chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, hải sản, đậu đỗ, lạc, vừng…
– Nhóm chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật, lạc, vừng…
– Nhóm rau xanh và quả chín: cung cấp các vitamin và khoáng chất.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe người cao tuổi
Ngoài chọn được nguồn thực phẩm tốt thì người già cũng cần chú ý tới khâu chế biến đồ ăn cho người già, tốt nhất nên bổ sung nhiều món ăn tốt cho sức khỏe, chế biến đồ ăn dưới các dạng hấp, luộc, hạn chế tối đa dầu mỡ. Đồ ăn cần được nấu mềm nhưng không nên ninh nhừ. Khi người cao tuổi có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng chế độ vận động phù hợp sức khỏe và tuổi tác thì sẽ đẩy lùi được nhiều căn bệnh tuổi già.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn