Hôn mê gan chính là một biến chứng nặng nề của bệnh xơ gan. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hôn mê gan như thế nào?
- Khả năng hồi phục khi điếc đột ngột
- Đẩy lùi căn bệnh loãng xương như thế nào?
- Nguy cơ bệnh tiểu đường đau thần kinh
Bệnh hôn mê gan là gì?
Bệnh hôn mê gan là gì?
Bệnh hôn mê gan còn được gọi là bệnh não gan, hoặc não – cửa chủ, được định nghĩa là những rối loạn não thứ phát gây ra do tình trạng suy gan quá nặng. Bệnh nhân hôn mê gan cần được cấp cứu kịp thời nếu không tình trạng sẽ vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong.
Nguyên nhân gây hôn mê gan
Trường hợp suy gan quá nặng hoặc nối tắc cửa chủ, máu từ tĩnh mạch dưới đổ về gan không được các tế bào gan chuyển hóa và đào thải chất độc khiến cho rối loạn chuyển hóa ở mô nhất là ở não. Các chất độc này gồm có ammoniac, các acid amin nhân thơm, mercaptan, acid gâm amini butyri.
Nguyên nhân gây hôn mê gan ngoại sinh:
- Do bệnh nhân ăn quá nhiều thực phẩm chứa protid hoặc do bệnh nhân có truyền đạm.
- Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa nặng
- Bệnh nhân dùng lợi tiểu mạnh gây ra tình trạng mất nước và hạ kali máu.
- Người bệnh có dùng các thuốc gây độc cho gan như tetracycline, thuốc kháng lao, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc hạ huyết áp.
- Nhiễm trùng gan, mật, thận, phổi hoặc sau phẫu thuật bệnh xơ gan.
Nguyên nhân gây hôn mê gan nội sinh: do tổn thương gan nặng nề và lan rộng như viêm gan tối cấp, viêm gan nhiễm độc, do nấm Amanite phaloide, do thuốc, do ung thư gan hoặc bệnh xơ gan giai đoạn cuối.
Triệu chứng lâm sàng bệnh hôn mê gan
Triệu chứng lâm sàng bệnh hôn mê gan
Hôn mê gan chia ra thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Các biểu hiện thần kinh còn nhẹ và kín đáo như biểu hiện mất định hướng không gian thời gian, lơ mơ, ngủ gà, hay cáu gắt vô cơ, nói nhát gừng có thể có dấu hiệu rung vỗ cánh.
- Giai đoạn 2: giai đoạn này những biểu hiện càng rõ ràng hơn đặc biệt là dấu hiệu có dấu rung vỗ cánh, tăng phản xạ và hơi thở có mùi gan.
- Giai đoạn 3: bệnh nhân hôn mê thật sự với sự mất nhận thức, cảm giác và vận động.
- Giai đoạn 4: bệnh nhân diễn tiến bệnh nặng hơn, bệnh nhân hôn mê cấu véo có đáp ứng đến sau có thể kèm theo rối loạn sinh thực.
Trang tin tức sức khỏe mới nhất có cập nhật thông tin, bệnh hôn mê gan là biến chứng nặng nhất của bệnh xơ gan, bệnh thường có tiên lượng rất nặng tỷ lệ tử vong cao có thể lên đến 90- 95% nhất là hôn mê gan nội sinh. Đối với trường hợp hôn mê gan nội sinh nếu điều chỉnh được các yếu tố thuận lợi thì sau 48 đến 72 giờ bệnh nhân có thể thoát khỏi tình trạng hôn mê. Tiên lượng các trường hợp hôn mê xấu hoặc tốt thì phụ thuộc vào các yếu tố thuận lợi và tiến triển của bệnh xơ gan.
Bệnh hôn mê gan là biến chứng của bệnh xơ gan cho nên để phòng hôn mê gan cần điều trị tích cực bệnh xơ gan ngay từ giai đoạn đầu. Bệnh nhân xơ gan cần điều chỉnh lối sống và cần phối hợp điều trị tích cực. Đặc biệt không sử dụng rượu bia, chất kích thích đây là những chất gây hại cho gan. Bệnh nhân xơ gan cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với các giai đoạn bệnh hạn chế muối và ăn hạn chế lipid và protid.
Nguồn: Người cao tuổi Việt Nam tổng hợp