Béo phì được tổ chức Y tế thế giới (WHO) liệt vào là một loại bệnh. Béo phì ở người cao tuổi rất nguy hiểm đối với sức khỏe, có thể mang lại nhiều biến chứng khôn lường.
- Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh viêm họng
- Dinh dưỡng qua thông dạ dày như thế nào?
- Triệu chứng và cách phòng tránh bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh béo phì ở người cao tuổi
Bệnh Béo phì là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi khi khả năng tiêu hóa năng lượng giảm và thời gian vận động ít đi. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bệnh béo phì ở người cao tuổi còn tác động tiêu cực đến sức khỏe người mắc và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cách hữu hiệu nhất để phòng tránh bệnh là nắm được các triệu chứng, nguyên nhân của bệnh, từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp nhất.
Nguyên nhân nào gây bệnh béo phì ở người cao tuổi?
Các chuyên gia trong ngành Y Dược – Cao đẳng Y Dược Tp HCM cho biết: Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì vô cùng đa dạng, hiện nay vẫn chưa có kết luận nào về nguyên nhân cụ thể gây bệnh béo phì ở người cao tuổi. Tuy nhiên có những nhóm nguy cơ chính gây bệnh bao gồm:
- Do yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây bệnh béo phì ở người cao tuổi. Trong gia đình có những người sinh đôi, hoặc bố mẹ bị bệnh béo phì sẽ ảnh hưởng đến gen di truyền của con.
- Yếu tố xã hội: Những người có tính chất công việc ít vận động, ăn nhiều, thường xuyên uống bia, ăn đồ nhiều chất đạm, ít vận động có nguy cơ bị béo phì cao hơn nhóm người làm công việc mang tính năng động.
- Yếu tố tâm lý: Một số người bệnh dù ăn rất ít nhưng lại ăn nhiều về đêm, những người mất ngủ dẫn đến tình trạng rối loạn giữa lượng thức ăn đưa vào cơ thể và lượng năng lượng tiêu hao trong cơ thể gây ra tích tụ mỡ thừa và tăng cân không kiểm soát.
- Do độ tuổi: Ở độ tuổi trưởng thành, nguyên nhân gây bệnh béo phì ở người cao tuổi chủ yếu do tăng kích thước tế bào mỡ, việc giảm cân ở đối tượng này dễ dàng hơn, chỉ cần tuân thủ chặt chẽ lượng thức ăn đưa vào cơ thể kết hợp luyện tập thân thể và kết hợp sử dụng một số loại thuốc.
Nguyên nhân nào gây bệnh béo phì ở người cao tuổi?
Một số triệu chứng bệnh béo phì ở người cao tuổi
Thầy Đỗ Mạnh Thắng – giảng viên Cao đẳng Dược Tp HCM cho biết: Cũng như các bệnh thường gặp ở người cao tuổi, bệnh béo phì cũng có các triệu chứng có thể nhận thấy dễ dàng như:
- Thị lực kém: Béo phì có thể ảnh hưởng đến thị lực do lượng đường cao trong cơ thể làm tròng mắt bị giãn. Ngoài ra, các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, làm giảm thị lực đáng kể.
- Thường xuyên đói bụng: Béo phì ngăn chặn glucose đi vào các tế bào khiến cơ thể không thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng hoạt động hàng ngày. Do đó, cảm giác đói bụng sẽ là triệu chứng bệnh béo phì ở người cao tuổi diễn ra thường xuyên.
- Tê chân tay: Lượng đường cao sẽ phá hoại các dây thần kinh và mạch máu nuôi sống các dây thần kinh đó, vì vậy người béo phì dễ bị tê chân tay hơn người bình thường.
- Rối loạn cương dương: Tạp chí sức khỏe người cao tuổi cho rằng 35% đến 75% nam giới béo phì đều bị mắc chứng rối loạn cương dương, đặc biệt với người cao tuổi tỉ lệ này chiếm phần lớn.
- Mệt mỏi: Glucose không đi vào trong các tế bào cơ thể và tạo ra năng lượng khiến người béo phì luôn mệt mỏi, chán nản, ngại vận động, giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe người cao tuổi.
Cách phòng tránh béo phì cho người cao tuổi
Hạn chế năng lượng đưa vào cơ thể: Khi tuổi tác tăng lên, năng lượng cần thiết giảm xuống, vì các bộ phận trong cơ thể bị teo lại, chức năng trao đổi giảm nên người cao tuổi tiếp nhận năng lượng yếu hơn. Do vậy, nếu người cao tuổi được cung cấp 1 nguồn năng lượng đầy đủ như những người còn trẻ thì sẽ có nguy cơ phát bệnh cao.
Tăng cường chất xơ: Những ngươi cao tuổi nên chú ý ăn đầy đủ chất xơ như rau xanh và trái cây mỗi ngày. Táo bón là hiện tượng thường xuyên gặp ở người già khi quá trình tiêu hóa, trao đổi chất bị chậm lại. Thực phẩm chứa chất xơ phong phú như rau xanh, trái cây, các loại đậu, các loại tảo… không chỉ giảm được táo bón mà còn có tác dụng phòng chống các bệnh mỡ trong máu cao, xơ cứng động mạch và tiểu đường.
Hạn chế đồ ăn có mỡ: Lượng mỡ trong máu của người có tuổi, người già tăng lên theo tuổi tác, tỉ lệ mắc bệnh tim mạch cũng tăng theo, vì thế lượng mỡ trong chế độ dinh dưỡng người cao tuổi nên giảm xuống. Không nê sử dụng quá nhiều đồ ăn có nguồn gốc từ những loại dầu thực vật chứa nhiều axit béo không bão hòa như dầu lạc, dầu ngô, ít ăn loại thực phẩm chứa nhiều axit béo bão hòa, như thịt mỡ, pho mai.
Cách phòng tránh béo phì cho người cao tuổi
Tập luyện thể thao điều độ, phù hợp với sức khỏe và lứa tuổi là biện pháp hữu hiệu cho người già. Đi bộ và tập dưỡng sinh là các môn mà người cao tuổi nên tập hàng ngày để nên cao sức khỏe, phòng chống các loại bệnh thường gặp như bệnh béo phì.
Mỗi phương pháp đều có thể đem lại những kết quả khác nhau đối với mỗi bệnh nhân bị mắc bệnh béo phì ở người cao tuổi. Đa phần còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người. Do đó cách tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn