Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh phù chân ở người già

Bệnh phù chân có thể để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm nhưng nguyên nhân và cách điều trị bệnh phù chân ở người già lại thường không được lưu tâm để ý.

Nguyên nhân dẫn đến bênh phù chân ở người cao tuổi

Nguyên nhân dẫn đến bênh phù chân ở người cao tuổi

Nguyên nhân dẫn đến bênh phù chân ở người cao tuổi

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bệnh phù chân là căn bệnh người cao tuổi thường gặp, theo đó còn có thể là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe như tim, gan, mạch máu. Nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh phù chân còn được thống kê như sau:

  • Do khẩu phần ăn hàng ngày chứa nhiều muối và carbohydrate.
  • Cơ bị chấn thương
  • Phù do bị suy tim: Bệnh ban đầu phù ở hai mắt cá, khá mềm và ấn lõm.
  • Phù do thiếu vitamin B: Người bệnh cảm thấy 2 chân tê bì như bị kiến bò, thường bị chuột rút, mất phản xạ gân gối.
  • Phù do viêm tắc tĩnh mạch: Người bệnh cảm thấy đau khi ấn vào vị trí bị phù.
  • Phù do nhiễm trùng: Nhiễm trùng khiến bàn chân và mắt cá chân người già bị phù, phần lớn đối với người bị tiểu đường hoặc bệnh thần kinh.
  • Đứng hoặc ngồi quá lâu cũng dễ bị bệnh phù chân ở người già.

Biểu hiện báo hiệu căn bệnh phù chân ở người già ban đầu có thể khó phát hiện nhưng nếu để ý thì người bệnh sẽ thấy mình bị tăng cân đột biến, theo dần thời gian thì bệnh sẽ hé lộ. Cụ thể, bệnh phù chân có thể xuất hiện vào buổi sáng, buổi chiều, thậm chí còn kèm theo cảm giác mệt mỏi, nặng nhọc. Có những người bệnh phù chân chỉ xuất hiện ở mắt cá chân, cẳng chân  hoặc phù cả chân khiến chân trở nên biến dạng . Hoặc có những người bị ở cả 2 chân, có thể gặp cảm giác đau nhức, sau có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người cao tuổi.

Điều trị bệnh phù chân ở người già bằng cách nào?

Điều trị bệnh phù chân ở người già bằng cách nào?

Điều trị bệnh phù chân ở người già bằng cách nào?

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, để điều trị bệnh phù chân ở người già thì điều đầu tiên chúng ta phải điều trị từ chính nguyên nhân gây ra bệnh để hạn chế tối đa những biến chứng cũng như bệnh sẽ phát triển hơn. Bạn hãy cắt giảm lượng muối và đường ở mức tối thiểu trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cao tuổi. Bên cạnh đó, để thận hoạt động tốt thì người bệnh cần uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày, đồng thời hạn chế thịt và không ăn quá nhiều tinh bột. Ngoài ra, người bệnh nên ăn nhiều rau quả tươi để bổ sung khoáng chất, hỗ trợ tích cực vào việc duy trì áp suất thẩm thấu của môi trường nội môi.

Ngoài khẩu phần ăn thì việc thường xuyện vận động rèn luyện cũng đem lại những tín hiệu khả quan trong việc chữa trị bệnh, theo đó khi luyện tập thì máu sẽ lưu thông tốt hơn, từ đó tim hoạt động tốt, giảm thiểu tình trạng phù nề, giữ nước trong cơ thể. Vì thế người cao tuổi nên dành thời gian 60 phút mỗi ngày để tập luyện chân và chia nhỏ thành 3-4 lần trong ngày. Xoa bóp cho chân đỡ căng mỏi cũng là một trong những cách điều trị bệnh phù chân ở người cao tuổi được các chuyên gia đầu ngành Y tế khuyến cáo, theo đó việc xoa bóp sẽ kích thích sự di chuyển của chất lỏng ứ đọng. Bằng những chuyển động nhẹ nhàng theo hướng về tim, chúng ta có thể làm thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm thiểu tình trạng phù nề cho người già hiệu quả.

Nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh đều không tốt với người bị phù chân, vì thế khi mắc phải căn bệnh này thì người cao tuổi cần hạn chế tắm nước nóng vì sự dãn nở hoặc co thắt đột ngột của da và cơ có thể khiến cho căn bệnh này trở nên khó kiểm soát. Hi vọng những chia sẻ về nguyên nhân và cách điều trị bệnh phù chân ở người già sẽ đem lại những thông tin hữu ích để mọi người có định hướng và cách điều trị bệnh tốt nhất.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *