Người cao tuổi và các bệnh lý tâm thần kinh

76
views

Theo một cuộc thống kê điều tra dân số ước tính đến năm 2020, tỷ lệ người cao tuổi có thể chiếm khoảng 18% dân số. Cùng với sự gia tăng các bệnh thực thể thì rối loạn tâm thần (RLTT) cũng là bạn đồng hành của NCT…

Người cao tuổi và các bệnh lý tâm thần kinh

Một số bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi

Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, người cao tuổi có thể mắc một số bệnh lý tâm thần kinh như sau:

  • Các bệnh lý cơ thể: tim mạch, ung thư, tai biến mạch máu não, các bệnh lý sa sút tâm thần và phổi được coi là 5 nguyên nhân tử vong chính ở người già, ví dụ như cao huyết áp là một bệnh lý tim mạch xuất hiện ở ít nhất 40% người lớn tuổi, cùng với xơ vữa động mạch là một bệnh lý hay đi kèm cùng với bệnh tim mạch và cao huyết áp. Tuổi già còn là một sự xuống cấp của các cơ quan cảm giác, có ít nhất 1/3 trong họ bị giảm thính lực, 1/2 các cụ trong độ tuổi 75 – 85 bị cườm, 70% bị tăng nhãn áp.
  • Các bệnh lý tâm thần ở tuổi già trầm cảm: trầm cảm ở người cao tuổi có tỷ lệ tái phát và tỷ lệ tự sát gia tăng theo tuổi. Gia đình cần lưu ý khi các cụ có những biểu hiện như tình trạng buồn, rầu rĩ kéo dài, giảm hứng thú và thoái lui khỏi các hoạt động bên ngoài, không muốn giao tiếp, hành vi cử chỉ chậm chạp bất thường so với tuổi, có những lời nói phát biểu bi quan chán nản.

Để phòng ngừa, cần tránh cho các cụ sống cô độc, ít trò chuyện, ít giao tiếp và tâm lý bi quan với cuộc sống và sức khỏe, trong dinh dưỡng cần tránh thuốc lá, rượu và các chất kích thích.

Một số bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi

Giảm sút khả năng nhận thức (Mild Cognitive Impairment – MCI)

Các nghiên cứu cho thấy ở nhóm người trên 65 tuổi chỉ còn khoảng 20 – 40% là còn duy trì được một khả năng trí nhớ, nhận thức linh hoạt và chính xác, phần lớn họ đều có ít nhiều sút giảm trí nhớ chủ quan khi so với 5 – 10 năm trước đó, ví dụ như hay quên vật dụng và chỗ của chúng… Khi bệnh người cao tuổi ở mức độ nặng hơn, các chức năng nhận thức và sinh hoạt đã có khiếm khuyết rõ ràng: suy giảm các kỹ năng nghề nghiệp, khó khăn khi nhớ tên người, kém khả năng tập trung chú ý hơn, dễ quên những sự kiện mới xảy ra…

Tùy vào nguyên nhân mà diễn tiến của tình trạng giảm sút trí nhớ và nhận thức này có thể giữ nguyên trạng, nặng thêm một mức hoặc tiến triển xấu đi vào sa sút. Các bệnh lý như tai biến mạch máu não nhẹ, kín đáo hoặc rõ rệt, các rối loạn tâm thần, các bệnh cơ thể đều có thể là nguyên nhân và ảnh hưởng tới diễn tiến nặng hoặc nhẹ của bệnh. Trong đó nặng nề nhất là bệnh Alzheimer vì sẽ đưa bệnh nhân đi vào giai đoạn sa sút bất hồi phục, có một số bệnh nhân có thể duy trì được tình trạng giảm sút nhận thức từ 5 – 7 năm sau đó bắt đầu đi vào sa sút.

Sa sút tâm thần

Sa sút dạng Alzheimer: bệnh lý sa sút phổ biến, chiếm khoảng 50 – 60% các loại, nguyên nhân do thoái hóa các tế bào não bởi các mảng tuổi già và thoái hóa dạng sợi.

  • Giai đoạn Alzheimer nhẹ: thường kéo dài khoảng 2 năm. Bệnh nhân quên những sự việc quan trọng gần đây (như tuần vừa qua), tính toán hơi khó khăn (các thầy thuốc thường yêu cầu bệnh nhân tính nhẩm lấy 100 trừ cho 7, rồi lại lấy hiệu số trừ cho 7 tiếp vài lần), dễ quên trả hóa đơn tiền điện nước, thường những điều này người thân sống chung với bệnh nhân sẽ nhận ra sớm nhất (đôi khi họ nhớ những việc của bệnh nhân hơn chính họ).
  • Giai đoạn Alzheimer trung bình: thường kéo dài khoảng 1,5 năm hoặc hơn. Đây là giai đoạn bệnh nhân bắt đầu phải có sự giúp đỡ của xung quanh. Họ bắt đầu quên những sự kiện quan trọng trong tiểu sử bản thân như: tên trường và nơi chốn đã học, tính toán càng kém hơn, nhiều khi họ mặc đồ không phù hợp với bối cảnh và thời tiết bên ngoài. Giai đoạn này người bệnh đã cần tới sự giúp đỡ ít nhiều từ những người xung quanh.
  • Giai đoạn Alzheimer mức độ nặng và trầm trọng: bệnh nhân phải có giúp đỡ bắt buộc trong mọi sinh hoạt hàng ngày cũng như sinh hoạt cơ bản. Hai giai đoạn này có thể kéo dài từ 4 – 8 năm. Họ có thể thậm chí quên tên vợ con, địa chỉ nhà, không tự chăm sóc vệ sinh cá nhân, ở vào giai đoạn cuối tiêu tiểu không tự chủ, nằm lì trên giường.

Sa sút do bệnh mạch máu não (Vascular dementia)

Dạng sa sút này chiếm khoảng 15%, trên bệnh nhân nhồi máu não với kích cỡ và các vùng khác nhau trên não. Diễn tiến sa sút thường tuần tiến theo kiểu bậc thang. Tuy nhiên, do nguy cơ tai biến mạch máu não tái diễn nên có thể vẫn tiến triển nhanh, hơn nữa trong các thể sa sút hỗn hợp, sa sút mạch máu còn làm tăng nguy cơ tử vong so với thể Alzheimer đơn thuần.

Sa sút do bệnh mạch máu não (Vascular dementia)

Biểu hiện ngoài sa sút còn có thể thấy các dấu thần kinh định vị trên lâm sàng hoặc hình ảnh học hoặc các bất thường ở đáy mắt, tiếng thổi động mạch cảnh, buồng tim to. Các biểu hiện về cảm xúc (cảm xúc không ổn định, bùng nổ, khoái cảm) thường nổi bật hơn ở sa sút mạch máu. Chức năng nhận thức có thể tạm duy trì hoặc một phần hoặc một số lĩnh vực. Một số dấu hiệu như rối loạn ngôn ngữ, đi khó có thể xuất hiện ngay từ đầu, khác với sa sút Alzheimer chỉ có khi bệnh tiến triển.

Trong điều trị, cần lưu tâm tới điều trị các bệnh lý ảnh hưởng như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng lipid máu, tiểu đường… cũng như trong chế độ dinh dưỡng người cao tuổi cần phòng ngừa bằng cách giảm chất béo, đường, mỡ, tăng cường chất xơ, vitamin…

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn