Đặc điểm bệnh lao phổi ở người cao tuổi

Hiện nay, tình hình bệnh lao phổi đã giảm đi khá nhiều so với trước kia tuy nhiên, điều đáng nói là nó giảm không đáng kể và gần như không thay đổi ở những người cao tuổi.

Đặc điểm bệnh lao phổi ở người cao tuổi

Đặc điểm bệnh lao phổi ở người cao tuổi

Tình hình bệnh lao ở nước ta hiện nay

Hiện nay, ở nước ta tình hình bệnh lao phổi nói chung đã giảm đi khá nhiều so với trước kia, nhưng điều đáng nói là nó giảm không đáng kể và gần như không thay đổi ở những người cao tuổi. Qua 20 năm, tỉ lệ mắc bệnh lao ở lứa tuổi 41-50 tăng 11%, trên 50 tăng 10%. Vậy ở người cao tuổi, bệnh lao có những điểm gì khác biệt, bạn đọc hãy tìm hiểu qua bài viết sau.

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho rằng bệnh lao không từ một ai, nhưng tỉ lệ người cao tuổi mắc lao thường cao hơn do đối tượng này có sức đề kháng kém và thường mắc kết hợp nhiều bệnh mạn tính. Lao phổi ở người cao tuổi thường đi kèm theo những bệnh khác của tuổi già làm cho việc phát hiện và điều trị sớm gặp nhiều khó khăn.

Khó khăn trong chấn đoán bệnh lao ở người cao tuổi

Khó khăn trong chấn đoán bệnh lao ở người cao tuổi

Khó khăn trong chấn đoán bệnh lao ở người cao tuổi

Thường thì chẩn đoán lao ở người cao tuổi ít khi được đặt ra (nếu so sánh với K chẳng hạn) hoặc nếu phát hiện được lao cũng đã muộn, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng điều trị. Nhiều lý do giải thích tình trạng này nhưng có 2 lý do hết sức quan trọng là:

  • Bệnh lao ngày càng ít dần đi (nhưng hiện nay thì không phải như thế nữa) do đó người ta ít nghĩ đến nó.
  • Bệnh cảnh lâm sàng lao không điển hình: Nhiều Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết, triệu chứng không điển hình (chỉ có sốt, gầy…); triệu chứng nổi bật lại là của bệnh ở cơ quan khác, thí dụ: những triệu chứng suy tim (phù nề, gan to, tĩnh mạch cổ nổi….) ở một bệnh nhân tăng huyết áp biến chuyển nặng lên vì căn nguyên thiếu máu của bệnh lao phổi tiềm tàng ở bệnh nhân đó; triệu chứng dễ nhầm lẫn giữa lao và một bệnh khác cùng tồn tại, thí dụ: ung thư đại tràng hoặc ung thư vú phối hợp với tràn dịch màng phổi (TDMP). TDMP ở đây là do lao hay do ung thư?).

Điều trị theo cách thức riêng

Ở người cao tuổi, chiến lược điều trị mang tính chất mềm dẻo, không nguyên tắc, cứng nhắc. Trong thực tế, có 3 tình huống thường gặp.

Xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn lao:

  • Nếu đã có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hoặc mô học, đó là lao là dương tính, cần tiến hành điều trị đặc hiệu ngay.
  • Nếu chưa có ngay kết quả xét nghiệm vi khuẩn, nhưng trên lâm sàng có các triệu chứng nghi bệnh lao (hình ảnh X-quang rất rõ ràng), thì có thể cho điều trị lao ngay, không cần chờ kết quả xét nghiệm, sau khi đã lấy các bệnh phẩm cần thiết để xét nghiệm tìm vi khuẩn lao.
  • Tuy không phải là bệnh người cao tuổi thường gặp nhưng nếu chưa có ngay kết quả xét nghiệm vi khuẩn và các triệu chứng đều không điển hình của lao, có thể tiến hành điều trị thử bằng thuốc chống lao. Ở người trẻ tuổi, cách xử trí này là không thể chấp nhận được, nhưng trong lão khoa lại được “chấp nhận”, bởi nếu để bệnh nhân chờ đợi quá lâu thì không có lợi, nhất là khi bệnh nhân nằm liệt giường, suy kiệt, trầm cảm.

Điều trị theo cách thức riêng

Điều trị theo cách thức riêng

Trên đây là những kiến thức tổng quan về bệnh lao ở người cao tuổi. Để tìm hiểu sâu hơn về triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh, các bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *