Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi cho bệnh nhân lao phổi

Để đạt được hiệu quả điều trị bệnh lao phổi tốt nhất, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Vậy chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi như thế nào?

Bệnh nhân bị lao phổi cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?Bệnh nhân bị lao phổi cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?

 

Theo tin tức sức khỏe, nhiều người vẫn nghĩ khi mắc bệnh lao chỉ cần uống thuốc đúng chỉ định của Bác sĩ sẽ phục hồi bệnh, tuy nhiên thực tế thì thuốc chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn. Muốn nhanh hồi phục phải kết hợp với chế độ ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng đồng thời nghỉ ngơi hợp lý. Cùng các Bác sĩ – Giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng hợp lý khi bị mắc bệnh lao phổi để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.

Hỏi: Tìm hiểu sơ lược về bệnh lao phổi?

Trả lời:

Lao phổi là một trong những căn bệnh phổ biến và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chính bệnh nhân, gia đình và của toàn xã hội. Sự tổn thất về cấu tạo của phổi sẽ dẫn đến việc hấp thụ kém và có một thể lực yếu kém. Ngoài việc điều trị lao phổi bằng chỉ dẫn của bác sĩ thì việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng chính là một trong những yếu tố quan trọng để giúp chăm sóc sức khỏe phòng ngừa và phục hồi bệnh tình cho người bệnh. Vậy chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh lao phổi như thế nào là hợp lí.

Phổi bị tổn thương dẫn đến cơ thể mệt mỏi ho liên tục, sức đề kháng yếu kém, dễ mắc nhiều bệnh, hệ tiêu hóa bị tổn thương dẫn đến chán ăn, thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vì thế chế độ dinh dưỡng của họ phải được xem xét kỹ  hơn người bình thường vì cần cho quá trình hoạt động và tái tạo lại các tế bào bị tổn thương, nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày và cung cấp đầy đủ protein, vitamin, kháng chất…

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết với bệnh nhân bị mắc bệnh lao phổi thì nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý, giúp hỗ trợ điều trị?

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi như thế nào là hợp lý?

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi như thế nào là hợp lý?

Trả lời:

Sức đề kháng và khả năng miễn dịch của người bị bệnh lao thường rất yếu. Bên cạnh dó, người bị bệnh lao dễ bị chán ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Quá trình chuyển hóa cũng bị thay đổi theo chiều hướng tăng tiêu hao năng lượng và các chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân và thiếu dưỡng chất. Vì vậy, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân giúp làm tăng hiệu quả điều trị bệnh lao, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

Đối với người bị bệnh lao thì năng lượng nạp vào tùy theo thể trạng. Nếu gầy phải ăn nhiều để đạt chỉ số BMI trên 18,5. Nếu thể trạng bình thường thì năng lượng nạp vào không thay đổi. Điều quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bệnh là phải đủ 4 nhóm thực phẩm: đường, đạm, dầu mỡ vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần ưu tiên lượng đường từ các loại quả chín, giúp cho gan thải độc do tác dụng phụ của thuốc. Cụ thể là bệnh nhân lao phổi cần bổ sung:

– Các loại khoáng chất:

+ Kẽm: Do trong quá trình bệnh nhân điều trị bệnh làm cơ thể thiếu hụt kẽm gây trở ngại cho quá trình đông máu vì thế cần bổ sung thêm nguồn thực phẩm giàu kẽm từ hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc hến, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng gà, … Kẽm có tác dụng làm giảm tốc độ lão hóa da, tăng tốc độ phục hồi vết thương. Đặc biệt nó có tác dụng cân bằng hệ miễn dịch của cơ thể, giảm nhẹ thời gian và độ nghiêm trọng của bệnh lao phổi.

+ Sắt: có nhiều trong mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, thịt nạc và lòng đỏ trứng, gan, thịt bò, … là một chất cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày của con người. Tuy hàm lượng Fe trong cơ thể là rất ít chỉ chiếm khoảng 0,004% nhưng lại phân bố nhiều trong tế bào máu cấu tạo nên thành phần Hemoglobin trong hồng cầu là thành phần vô cùng quan trọng trong nhân tế bào. Khi cơ thể mắc bệnh lao cơ thể dễ thiếu máu.

+ Kali: là nguyên tố phổ biến thứ 8 trong cơ thể con người có trong các thực phẩm như: rau xanh, dầu thực vật, gan, sô cô la, khoai tây, măng, chuối, đậu nành, thịt và cá, … Ở bệnh nhân lao phổi thiếu Kali tăng nguy cơ xuất huyết, Kali có vai trò quan trọng trong các tế bào thần kinh và ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa các tế bào.

+ Selen: Thiếu hụt Selen là một trong những nguyên nhân có thể gây tử vong, nó là chất xúc tác trong nhiều phản ứng hóa học, phục hồi một số cấu trúc di truyền, tham gia hoạt hóa hệ thống enzim, có nhiều trong sữa, đậu tương, vừng, ớt, hành tây, nấm, rau cải, …

– Bổ sung vitamin: do bệnh nhân hấp thu kém nên xuất hiện tình trạng thiếu hụt nhiều vitamin cần được bổ sung.

+ Vitamin A, E, C: từ gan, thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò, cá biển, đậu, các loại rau màu xanh đậm như rau mồng tơi, rau bó xôi, rau ngót, quả có màu vàng đỏ như cam, chuối, đu đủ, xoài, hướng dương, bơ, cà rốt, cà chua là những chất quan trọng cấu thành nên dinh dưỡng trong sức khỏe của con người. Giúp giữ gìn chức năng của các tế bào biểu mô trụ, ức chế sừng hóa cân bằng hoạt động thị giác, sự lành vết thương tăng sức khỏe của cơ thể.

+ Vitamin B như B6, B3, B12 tham gia chuyển hóa điều hòa phối hợp môt số chất trong cơ thể, hấp thu chất đạm và axit amin, kiểm soát lượng đường trong máu, nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu có lợi cho bệnh nhân lao, thiếu viatmin B dễ dẫn đến ăn mất ngon, rụng lông tóc, xuất hiện các biểu hiện của niêm nạc. Bổ sung vitamin B từ: các loại đậu, khoai tây, ngũ cốc, súp lơ xanh, củ cải trắng, thịt gà, hạnh nhân, sữa bò, bắp cải, …

– Bổ sung chất xơ từ rau, trái cây, khoai lang, các sản phẩm từ sữa như: sữa chua, sữa non alpha lipid, pho mai dễ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện vấn đề táo bón, tiêu chảy

Hỏi: Bác sĩ có thể cho biết người bị mắc bệnh lao phổi nên kiêng những thực phẩm như thế nào để bệnh mau khỏi hay không?

Bệnh nhân bị lao phổi nên kiêng rượu bìa và thuốc lá

Bệnh nhân bị lao phổi nên kiêng rượu bìa và thuốc lá

 

Trả lời:

– Hạn chế ăn các món cay nóng như ớt, tiêu, gừng, … tránh kích thích gây ho nặng thêm.

– Tránh xa bia, rượu, khói thuốc, cà phê và các chất kích thích khác dễ gây rối loạn thần kinh vì đó là điều cần thiết nhất để tránh xa căn bệnh lao phổi.

– Khi bị ho khan khạc đờm cần kiêng ăn mộc nhĩ vì nó kéo dài thời gian đông máu.

– Hạn chế thức ăn nhiều giàu mỡ, các thức ăn chế biến sẵn nhiều chất bảo quản vì cơ thể lúc này có sức đề kháng còn yếu rất dễ bị vi sinh vật xâm nhập.

– Người bệnh không được khạc nhổ bừa bãi, không để trực khuẩn lao phát tán ra ngoài, nhà ở cần sạch sẽ thoáng mát vệ sinh, không nhất thiết phải ăn riêng bát đĩa vì bệnh lao phổi không lây qua đường ăn uống.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *