Mỗi năm, nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân tử vong vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Thế nhưng, rất ít bệnh nhân biết nên ăn uống thế nào cho hợp lý.
- Sử dụng thực phẩm chức năng cho người già có lợi hay có hại?
- Những loại thực phẩm người cao tuổi cần hạn chế để bảo vệ sức khỏe
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh UNG THƯ
Không những thế, nhiều người bệnh còn áp dụng chế độ ăn kiêng khắc nghiệt như ăn thực dưỡng, ăn chay để hạn chế sự phát triển của khối u. Cùng các Bác sĩ – Giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về chế độ ăn uống hợp lý cũng như những loại thực phẩm không nên ăn khi mắc bệnh ung thư giúp cơ thể khỏe mạnh chống lại bệnh tật
Hỏi: Bệnh ung thư nguy hiểm như thế nào?
Trả lời:
Ung thư là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và đáng sợ, đặc trưng bởi khả năng xâm lấn, lây lan đến các bộ phận của cơ thể. Thông qua hệ thống bạch huyết và máu, ung thư có thể lây lan từ vị trí ban đầu cho tới các cơ quan xa, được gọi là di căn. Các triệu chứng của bệnh ung thư di căn phụ thuộc vào vị trí khối u, có thể bao gồm sưng hạch bạch huyết, gan to hoặc lá lách mở rộng, đau hoặc gãy xương, các triệu chứng khác về thần kinh,…
Khi ung thư mới bắt đầu phát triển, nó thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi ung thư đã phát triển lớn, lan rộng tới các cơ quan khác, nó sẽ gây ra 1 loạt triệu chứng như mệ mõi, ăn không ngon, chán ăn kéo dài sẽ dẫn tới giảm cân nhanh chóng và suy nhược cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh ung thư sẽ tử vong nhanh chóng bằng nhiều cách. Khi ung thư ảnh hưởng đến các cơ quan của cơ thể, nó sẽ làm cản trở chức năng của cơ quan đó. Chẳng hạn như ung thư phát triển trong hệ thống tiêu hóa có thể làm ngăn chặn thức ăn, khiến thực phẩm không thể đi qua ruột, và cơ thể không hấp thu được. Nếu ung thư lan rộng, hệ miễn dịch suy yếu, do đó cơ thể bạn không có khả năng chống lại nhiễm trùng, cuối cùng dẫn tới tử vong.
Một số bệnh ung thư sinh ra các chất đặc biệt, phá vỡ sự cân bằng của cơ thể. Điều này có thể gây ra các vấn đề như giảm cân, mất nước, cuối cùng sẽ áp đảo các hệ thống cân bằng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, nếu phát hiện và điều trị ung thư ở giai đoạn sớm, người bệnh có cơ hội chữa khỏi hoặc sống lâu dài. Hơn 50% số người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư sống trong hơn 5 năm, một số bệnh ung thư có tỷ lệ sống tới hơn 90%. Vì vậy, điều quan trọng là cần phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời.
Hỏi: Thưa Bác sĩ, với bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư nên có chế độ ăn như thế nào là hợp lý?
Bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư nên có chế độ ăn như thế nào là hợp lý?
Trả lời:
Ăn uống đủ dinh dưỡng sẽ đem lại cho người bệnh sức khoẻ để chống chọi với căn bệnh và quá trình điều trị nặng nề. Trong quá trình điều trị, BNUT gặp phải nhiều bất lợi. Biếng ăn là vấn đề thường gặp nhất. Nguyên nhân là do nỗi sợ hãi. Đôi khi là do tác dụng phụ của quá trình điều trị, những thay đổi về khẩu vị… Đối với một số người, biếng ăn chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng ở những người khác có thể lâu hơn. Nên bổ sung thức ăn giàu năng lượng, giàu đạm, uống nhiều nước, đặc biệt những thức uống có chứa dưỡng chất, sữa, nước ép trái cây, … nên đa dạng hoá món ăn, tạo không khí vui vẻ và thoải mái trong bữa ăn.
Dưới đây là một số loại thực phẩm người mắc bệnh ung thư nên bổ sung vào cổ phần ăn hàng ngày:
- Đạm
Thịt cung cấp các loại acid amin thiết yếu cho cơ thể. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cho cơ thể thì người bệnh cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động và thực vật.
- Tinh bột
Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn…). Cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản.
- Chất béo (lipid)
Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần đảm bảo một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không được vượt quá 50% tổng năng lượng.
- Rau quả, trái cây
Rau quả là thực phẩm rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp hầu hết các loại vitamin. Bên cạnh đó những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, bưởi… cũng cần được bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Nên ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày, tăng cường ăn những thức ăn khoái khẩu… Sử dụng nước ép trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa ung thư tiến triển, nâng cao sức đề kháng và chống nhiễm trùng.
- Chọn ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước: bún, mỳ, miến, sữa, bột ngũ cốc…
- Người bệnh nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày
Điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát, hạn chế những thức uống chứa cafein… Táo bón cũng là một vấn đề rất thường thấy ở bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân có thể là do thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, những tác động bởi liệu pháp điều trị. Nên đi bộ và vận động thường xuyên…
Hỏi: Bác sĩ có thể cho biết người bị bệnh ung thư nên kiêng những thực phẩm như thế nào hay không?
Người bị bệnh ung thư nên kiêng những thực phẩm như thế nào?
Trả lời:
- Các loại đồ ăn nuôi dưỡng và làm cho các tế bào ung thư (hoặc tạo môi trường) cho nó phát triển mạnh. Ví dụ: đường và bột tinh chế, nước soda… Vì vậy, tuyệt đối không ăn đường và các sản phẩm chứa đường. Không ăn các loại mật, kể cả mật ong (honey).
- Các loại đồ ăn là nguyên nhân gây nên ung thư: mỡ hoặc bơ độc hại (bơ thực vật), khoai tây chiên, các thực phẩm và đồ uống chế biến sẵn. Không ăn các loại dầu đã được xử lý bằng nhiệt độ cao.
- Các loại đồ ăn cản trở các phương pháp chữa bệnh (chlorine, fluoride, các hóa chất độc hại, các chất có cồn, café…): kiểm tra kỹ để không ăn phải những thức ăn có chứa các hóa chất trên. Không nên sử dụng nước máy, mà dùng nước suối hoặc nước tinh khiết. Nếu buộc phải sử dụng nước máy thì nên đun sôi trong 10 phút cho chlorine bay bớt, đồng thời nên dùng đầu lọc tại vòi để lọc bớt fluoride.
- Các loại đồ ăn làm cản trở hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm nó không tập trung vào diệt tế bào ung thư (thịt đỏ, thịt gà tây…)
- Tuyệt đối không ăn lạc và hạt điều (vì chứa nhiều nấm).
- Không ăn ngũ cốc đã xát hết cám (gạo trắng, bột mì tinh chế…). Tuyệt đối không ăn khoai tây chiên. Không ăn bánh mì trắng hoặc bất cứ loại bánh nào làm từ bột tinh chế.
- Hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn các loại muối tinh chế. Chỉ ăn muối biển tự nhiên, chưa tinh chế (sea salt).
Nguồn : suckhoenguoicaotuoi.edu.vn