Cùng với tuổi tác các cơ quan của cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng đều bị suy giảm chức năng, đó là một trong những nguyên nhân chính khiến người cao tuổi hay bị rối loạn tiêu hóa.
- Bệnh suy thận ở người cao tuổi nguy hiểm như thế nào?
- Truy tìm nguyên nhân gây ra bệnh suy thận ở người cao tuổi
- Cách điều trị bệnh béo phì ở người cao tuổi
Cách xử lý rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi
Hệ thống tiêu hóa là một phần rất phức tạp và rộng lớn từ miệng cho đến hậu môn. Hệ thống tiêu hóa có nhiệm vụ lọc bỏ các chất thải và hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết. Rối loạn tiêu hóa có thể gây ra một số triệu chứng không mong muốn, làm người bệnh xấu hổ. Theo nhiều chia sẻ trên trang bí quyết chăm sóc sức khoẻ được biết, nếu không chữa trị triệt để, bệnh có thể dẫn đến các bệnh mạn tính nghiêm trọng hơn.
Hậu quả của rối loạn tiêu hóa ở người cao tuổi
Người cao tuổi dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa do chức năng cơ học của hệ tiêu hóa bị suy yếu như răng yếu nên không nhai kỹ được thức ăn, nhu động của thực quản yếu nhu động dạ dày, ruột suy giảm nên việc nhào trộn và vận chuyển thức ăn bị chậm. Bên cạnh đó, chức năng tiết các dịch tiêu hóa như nước bọt, dịch vị, dịch tụy, dịch mật, dịch ruột, lượng máu tới các cơ quan này bị giảm sút nên khả năng tiêu hóa thức ăn bị kém, từ đó dẫn đến việc hấp thu các chất rất kém.
Những rối loạn tiêu hóa ở người già nếu chỉ bị trong thời gian ngắn khoảng 2 – 3 ngày thì nhìn chung không gây biến chứng gì đặc biệt nếu được điều trị kịp thời và dứt điểm. Nhưng nếu để kéo dài sẽ khiến cho việc cung cấp chất dinh dưỡng bị thuyên giảm và bệnh nhân sẽ bị suy kiệt và làm nặng thêm các bệnh mạn tính đang có. Ngoài ra, chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng bị giảm sút do cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém ngon, lúc nào cũng lo lắng về bệnh tật dẫn đến đau đầu, mất ngủ triền miên, mất hứng thú với cuộc sống, mất tập trung, dễ cáu gắt….
Cách phòng bệnh rối loạn tiêu hóa như thế nào?
Nhìn chung, đối với những bệnh người cao tuổi thường gặp như rối loạn tiêu hóa và có tính chất cấp tính như tiêu chảy do nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn, đầy bụng chướng hơi do thức ăn… thì có thể dễ dàng xử trí. Nhưng đối với những triệu chứng rối loạn tiêu hóa có tính chất mạn tính, có nguyên nhân do bệnh lý tổn thương – thoái hóa của các cơ quan tiêu hóa như gan mật, tụy, dạ dày ruột hoặc do các cơ quan như nội tiết chẳng hạn thì việc điều trị có phức tạp hơn và phải tìm đúng nguyên nhân để xử trí.
Cách phòng bệnh rối loạn tiêu hóa như thế nào?
- Phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở NCT là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi vì một số bệnh gây rối loạn tiêu hóa ở NCT nhiều khi không cần dùng thuốc mà bệnh cũng có thể khỏi hoặc giảm. Điều quan trọng nhất để phòng bệnh rối loạn tiêu hóa cho NCT là có chế độ ăn hợp lý, kết hợp với vận động cơ thể và có đời sống tinh thần thoải mái.
- Một số NCT chán ăn, không thèm ăn, người nhà cần động viên và nếu cần bón giúp trong các bữa ăn, nhất là khi NCT sức yếu, sa sút trí tuệ để làm sao làm cho họ không bỏ bữa. Nên động viên và tìm cách chế biến các loại rau hợp khẩu vị để cho NCT ăn được nhiều rau và các loại hoa quả có nhiều chất xơ. Những người đã bị táo bón thì nên cho ăn thêm củ khoai lang luộc, ăn canh rau mồng tơi, rau đay và cần uống đủ lượng nước hàng ngày (khoảng 2 lít trong một ngày đêm). Nếu bị bệnh về dạ dày thì nên đi khám bệnh định kỳ để được điều trị và tư vấn của bác sĩ làm sao cho bệnh chóng khỏi.
- Trong các bệnh về rối loạn tiêu hóa ở NCT, vận động cơ thể là điều rất cần thiết. Vận động cơ thể ở NCT không có nghĩa là phải tập luyện các động tác mạnh mẽ, khó mà chỉ cần vận động nhẹ nhàng, ví dụ như xoa bóp vùng bụng, xoa bóp các cơ bắp hoặc đi bộ (nếu có thể). Nếu sức khỏe yếu có thể chỉ đi bộ trong nhà, trong sân nhưng khi sức khỏe còn tốt thì đi bộ xa hơn hoặc có thể chơi thể thao như cầu lông, bơi… Thời gian vận động cơ thể trong ngày cũng chỉ nên khoảng 60 phút là vừa và chia thành từ 2 – 3 lần tập. Ngoài vật chất và vận động cơ thể cũng nên có hoạt động về tinh thần như: đọc báo, xem vô tuyến, nghe đài… Nếu có câu lạc bộ cho NCT thì nên tham gia, nếu không có thể sinh hoạt theo nhóm
Nguồn: Cao đẳng Y Dược TPHCM