Cách trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Bệnh tiểu đường thuộc bệnh người cao tuổi thường gặp và khiến cho cơ thể cảm thấy khó chịu. Vậy cách trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi như thế nào?

Lưu ý khi bị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Lưu ý khi bị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Những lưu ý khi bị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Bệnh tiểu đường, lú lẫn, tai biến đột quỵ, táo bón…là những bệnh người cao tuổi rất hay thường gặp. Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường có những biến chứng không rõ ràng và có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh khác vì rất khó nhận biết thông qua triệu chứng thông thường.

Các triệu chứng khó nhận thấy ở người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường là tổn thương hệ thống thần kinh với biểu hiện rõ nhất là bệnh Alzheimer, hiện tượng mất trí nhớ … Vì vậy người bệnh nên có chế độ khám định kỳ tại các cơ sở y tế và với những người bị béo phì, huyết áp cao, người có tiền sử bệnh tiểu đường… nên đi khám 2 lần/năm.

Khi người cao tuổi mắc tiểu đường sẽ gặp khó khăn trong việc chăm sóc bản thân và sử dụng các phương pháp tích cực trong điều trị bệnh. Đặc biệt là với người bệnh mất trí nhớ và không có chế độ chăm sóc tốt từ gia đình thì việc điều trị bệnh tiểu đường lại càng khó khăn hơn. Vì vậy người nhà cần chú ý quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi khi mắc bệnh.

Thêm vào đó, người bệnh cao tuổi rất khó điều trị các biến chứng bệnh như ổn định đường huyết, dễ bị nhiễm trùng và loét vết thương. Khi đó người nhà nên chú ý thường xuyên kiểm tra cơ thể người bệnh để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người cao tuổi.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Bởi tuổi càng cao thì sức khỏe càng suy giảm, vì vậy khi mắc bệnh tiểu đường người già cần có chế độ chăm sóc và điều trị bệnh đặc biệt như sau:

Cần áp dụng các phương pháp điều trị tích cực như: chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm nhiều đường, kiểm soát cân nặng, tập luyện đều đặn…

Cách trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Cách trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi

Người nhà cần chú ý tới các biến chứng gần của bệnh như đường huyết và huyết áp tăng, đường huyết thấp đột ngột gây hôn mê và thậm chí là tử vong cho người bệnh.

Lượng Insulin ngoại lai dùng điều trị tiểu đường ở người cao tuổi để hỗ trợ hấp thu đường thường thấp hơn vì người cao tuổi ít vận động, lúc này người nhà cần chú ý cho bệnh nhân ăn ít trong một bữa và một ngày nên ăn nhiều bữa hơn.

Thường xuyên kiểm tra đường huyết của người bệnh cũng là một trong những cách trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi bằng cách kiểm tra trước bữa ăn chính 30 phút, sau khi ăn và sau khi ăn 2 tiếng để biết được khả năng hấp thu và sự thay đổi đường huyết trong cơ thể người bệnh.

Nên cho người bệnh đi khám bệnh định kỳ, và đi khám ngay lập tức khi có các biểu hiện bất thường để chuẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường càng sớm càng tốt.

Một việc rất quan trọng trong điều trị tiểu đường ở người cao tuổi là nên dùng thuốc theo lộ trình điều trị của bác sỹ và tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, trước khi dùng bất kỳ thuốc gì nên có sự tham khảo ý kiến của bác sỹ điều trị để tránh những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của người cao tuổi.

Thêm vào đó, người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường cũng cần kiêng hút thuốc, rượu bia, mỡ nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, rối loạn hệ tuần hoàn…

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *