Cách phòng tránh bệnh chuột rút ở người cao tuổi

Tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh chuột rút ở người cao tuổi lại ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống của người bệnh. Vậy cách phòng tránh bệnh như thế nào?

Cách phòng tránh bệnh chuột rút ở người cao tuổi

Thế nào là bệnh chuột rút ở người cao tuổi?

Các giảng viên Cao đẳng Dược TP HCM cho biết: Bệnh chuột rút là một trong những triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi. Hiện tượng chuột rút làm cho các cơ phía sau cẳng chân co cứng khiến cho người bệnh có cảm giác rất đau và cơn đau kéo dài khoảng 30 phút sau mới khỏi. Bệnh chuột rút thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi gặp lạnh, có nhiều nguyên nhân gây ra chuột rút ở người cao tuổi, vì vậy để điều trị chứng chuột rút cần tuỳ theo nguyên nhân để có phương pháp điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó người già cũng cần có một chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý… để biết rõ hơn bạn hãy tham khảo bài viết Cách phòng tránh bệnh chuột rút ở người cao tuổi sau đây.

Đa số các trường hợp chuột rút là lành tính và là triệu chứng đơn độc. Nếu chuột rút đi kèm các triệu chứng khác như ăn nhiều, thèm ngọt (bánh, kẹo), uống nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da xanh xao, nhợt nhạt hoặc bị đau chân khi đi bộ trên một quãng đường ngắn thì cần đến cơ sở y tế đủ điều kiện để khám bệnh, không nên chủ quan, xem thường, đề phòng có bệnh tiềm ẩn nào đó (ví dụ, nghẽn động mạch chân, biến chứng của bệnh đái tháo đường).

Tác hại của bệnh chuột rút ở người cao tuổi

Thầy Hà Anh Tuấn, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, người tường trải qua cơn đau khi bị chuột rút chia sẻ: Bệnh chuột rút chỉ cần nghỉ ngơi, xoa bóp, vận động nhẹ nhàng tình trạng đau sẽ giảm dần. Tuy cơn đau chuột rút gây ra là rất lớn, nhưng nó không trực tiếp làm nguy hiểm đến tính mạng, mà chỉ có 1 số tác hại như:

Tác hại của bệnh chuột rút ở người cao tuổi

  • Chuột rút vào ban đêm gây mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, trầm cảm
  • Chuột rút thường xuyên làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của người cao tuổi
  • Khi người cao tuổi chơi thể thao, chuột rút sẽ làm giảm khả năng luyện tập, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
  • Trường hợp chuột rút khi đang bơi lội, đang đi xe, đang đứng ở những vị trí nguy hiểm (làm việc trên cao, gần khu vực đang cháy, dây điện….) có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp đã bị chết đuối do bị chuột rút khi đang bơi.

Cách phòng ngừa bệnh chuột rút ở người cao tuổi

Hiện nay có rất nhiều cách khắc phục cũng như hạn chế tình trạnh chuột rút xảy ra với người cao tuổi Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết những phương pháp sau đây:

– Nếu trong sinh hoạt hàng ngày người cao tuổi không cung cấp đủ khoáng chất, thi hãy bổ sung khoáng chất thường xuyên bằng việc uống sữa hoặc bổ sung một hay hai viên canxi mỗi ngày. Ở người cao tuổi, cảm giác khát nước thường giảm đi, do đó, cơ thể có thể bị thiếu nước mà không biết. Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục.

– Thực hiện các bài tập vận động: đạp xe đạp tại chỗ một ít phút vào buổi tối trước khi đi ngủ; đứng thẳng cách tường khoảng một mét, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phía trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra, giữä ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lặp lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần trong các tuần tiếp theo.

– Chườm nóng ở các bắp thịt có nguy cơ bị chuột rút, nhất là trước và sau khi tập thể dục. Cũng cần chú ý đến việc đi giày sao cho vừa vặn và thích hợp.

– Người cao tuổi cần uống đủ lượng nước trong một ngày/đêm (khoảng trên 1,5 – 2 lít).

– Nên bổ sung nhiều rau trong chế độ dinh dưỡng người cao tuổi, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như chuối, mơ, chà là, nho, đậu, bắp cải, cam, cà chua, đu đủ, xoài, sầu riêng, lựu, lê.

Cách phòng ngừa bệnh chuột rút ở người cao tuổi

Nếu không những chỉ là bị chuột rút thỉnh thoảng, mà còn bị đau, bị chuột rút thường xuyên khi đi bộ, thì đó có thể là triệu chứng của chứng nghẽn các động mạch đến chân. Trong trường hợp này, cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, để lâu có thể tình trạng bệnh sẽ xấu đi gây nguy hiểm cho người mắc.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *