Cách điều trị đau lưng do thoái hoá ở người cao tuổi

Đau thắt lưng ở người cao tuổi phổ biến đến mức người ta coi đó là bình thường, nguyên nhân chính xác của cơn đau vẫn chưa được biết, do đó họ thường trì hoãn đi khám bác sĩ. Vậy cần làm gì để hạn chế tình trạng bệnh phát triển?

Cách điều trị đau lưng do thoái hoá ở người cao tuổi

Cách điều trị đau lưng do thoái hoá ở người cao tuổi

Vì sao người cao tuổi coi đau là phổ biến phải chung sống?

Khoảng 60 – 80% tất cả người trưởng thành sẽ có ít nhất một đợt đau lưng trong đời. Khi một người đã bị đau thắt lưng một lần, 40-50% sẽ có lần thứ 2 lặp lại trong cùng năm, và 50% sẽ tái phát vào một lúc nào đó. Với diễn tiến tự nhiên này, mọi người thường tự tìm ra cách tốt nhất để quản lý các triệu chứng đau.

Đối với hầu hết mọi người, đau lưng là chỉ có một triệu chứng và không rõ nguyên nhân cụ thể. Do đó, họ không để ý, lo lắng nhiều và dễ bỏ qua do không được đánh giá, quan tâm đúng mực. Theo thời gian, đau lưng có thể gây nên rối loạn chức năng đáng kể: Thể hiện bằng việc không thể ngồi yên, nằm yên một chỗ; không tiếp tục các hoạt động thể thao như đi bộ, tập thể dục, đi du lịch, thậm chí các việc cá nhân như tắm, đi vệ sinh cũng phải thực hiện tại chỗ. Lúc này đau là dấu hiệu khiến họ phải đi gặp bác sĩ, thậm chí phải nhập viện cấp cứu.

Nguyên nhân gây đau lưng ở người cao tuổi là gì?

Phần lớn các cơn đau lưng không đặc hiệu sẽ không được chẩn đoán với bất kỳ nguyên nhân rõ ràng nào. Vì vậy, các xét nghiệm, chụp X – quang, cộng hưởng từ (MRI) cột sống đôi khi trở nên vô nghĩa tại thời điểm có đau. Các kiểm tra cận lâm sàng này chỉ có tác dụng loại trừ các bệnh lý cột sống với các triệu chứng nghiêm trọng thường đi kèm hình ảnh thoái hoá còn có chèn ép thần kinh, tuỷ sống, đám rối, có biểu hiện là đau lưng liên tục và những biểu hiện của tê bì, yếu chân sau khi đi bộ.

Theo những bí quyết chăm sóc sức khỏe được biết, nguyên nhân của đau về mặt sinh lý là do quá trình viêm: Viêm các khớp cột sống liên quan đến thoái hoá xảy ra chủ yếu ở người già, viêm các dây chằng, viêm cho chèn ép các nhánh thần kinh.

Ba nguyên nhân liên quan đến đau lưng thường gặp: Đau lưng cơ học không đặc hiệu (80-90%), đau thần kinh tọa hoặc đau liên quan đến rễ thần kinh (5-10%) và bệnh lý cột sống nghiêm trọng (1-2%). Đau lưng không đặc hiệu trở nên đau hơn đi khi ngồi nhiều hoặc uốn cong cột sống như các động cúi, bê vác nhưng cải thiện khi đứng, đi hoặc nằm.

Các phương pháp điều trị đau lưng hiệu quả ở người cao tuổi

Trên cơ sở xác định nguyên nhân, loại tổn thương và giai đoạn đau của người bệnh, bác sĩ Khoa Điều trị đau sẽ có phác đồ điều trị bệnh đau lưng ở người lớn tuổi theo tuần tự ưu tiên: Bảo tồn, xâm lấn tối thiểu, phẫu thuật.

Điều trị xâm lấn tối thiểu

Khi các điều trị bảo tồn không cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, bác sĩ sẽ xem xét điều trị xâm lấn tối thiểu chọn lọc và tại chỗ như tiêm vào các khớp bằng thuốc giảm viêm, hoặc kỹ thuật diệt chọn lọc nhánh thần kinh chi phối các khớp liên quan đến cột sống. Bệnh nhân sẽ không còn đau do đường dẫn truyền đau từ vị trí tổn thương qua tuỷ sống và lên não đã bị huỷ bỏ.

Viêm khớp liên mấu hai bên cột sống (facet join) là một trong các nguyên nhân thường gặp trong đau lưng. Tổn thương này có thể là nguyên nhân mà cũng có thể là hậu quả của phức hợp thoái hoá các thành phần cấu thành nên cột sống, đặc biệt là vùng cột sống thắt lưng, nơi các khớp linh hoạt nhất và chịu nhiều tác động trọng lực trong các hoạt động thường ngày. Thủ thuật can thiệp là diệt nhánh thần kinh chi phối khớp này. Trước khi làm thủ thuật này, người bệnh được làm thủ thuật để chẩn đoán xác định gọi là tiêm phong bế khớp liên mấu bởi các chuyên gia điều trị đau với sự hướng dẫn của máy siêu âm chuyên sâu cho cơ- xương- khớp- thần kinh. Thủ thuật thực hiện với thời gian ngắn, cần sự hợp tác của bệnh nhân và bệnh nhân có thể về nhà trong ngày.

Các thủ thuật này không ảnh hưởng đến chức năng vận động toàn thân nên giúp người bệnh giảm đau. Từ đó, họ có thể ăn ngon miệng, sớm trở lại hoạt động thường ngày, tự phục vụ bản thân, nâng cao chất lượng giấc ngủ, giảm bớt gánh nặng chăm sóc cho gia đình và xã hội.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *