Cách chăm sóc người bệnh tiểu đường hiệu quả tại nhà

Tiểu đường là bệnh liên quan đến nội tiết do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu. Vậy cần làm gì để chăm sóc người bệnh tại nhà?

Cách chăm sóc người bệnh tiểu đường hiệu quả tại nhà

Cách chăm sóc người bệnh tiểu đường hiệu quả tại nhà

Trong cơ thể con người Insulin là một hoocmon nội tiết tố giúp vận chuyển chất đường trong máu đi đến các tế bào trên cơ thể hay nói cách khác insulin là nội tiết tố giúp cơ thể  điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp cho các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường bổ sung vào quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bệnh tiểu đường ( đái tháo đường )có thể gặp hầu hết ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho rằng không nên đặt ra những yêu cầu quá cao với người cao tuổi (trong chế độ luyện tập, chế độ ăn và sử dụng thuốc). Thường ở người cao tuổi có thể cho phép duy trì  hàm  lượng đường máu cao hơn người trẻ một chút. Với người cao tuổi trong  những ngày ốm yếu không được ăn hoặc ăn uống kém có thể không uống thuốc, trong những trường hợp này, tốt nhất là nên đến khám bệnh ở những cơ sở chuyên khoa, để có lời khuyên phù hợp.

Chế độ ăn uống

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều rau, giảm bớt tinh bột, các thức ăn chứa nhiều mỡ có nguồn gốc động vật và thay thế bằng thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, lạc… Nên hạn chế các thức ăn cung cấp chất đường nhanh, chủ yếu là những thức ăn có vị ngọt như bánh, kẹo, trái cây ngọt như mít, xoài, dứa…. Có thể dùng các chất ngọt thay thế đường thông thường như loại đường hóa học saccharine.

Cần chú ý làm giảm cân nếu có béo phì hoặc thừa cân bằng chế độ ăn uống giảm calo nhưng vẫn phải bảo đảm các vitamin, nhất là vitamin nhóm B. Đây là một vấn đề quan trọng vì những người béo phì mắc bệnh tiểu đường chỉ cần giảm cân là bệnh có thể đỡ đi nhiều, thậm chí khỏi bệnh. Ở những người không thừa cân hoặc béo phì, không nên ăn kiêng thái quá.

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống

Nên chú ý bệnh nhân bị bệnh tiểu đường type I không cần có chế độ ăn kiêng mà chỉ cần có một chế độ dinh dưỡng người cao tuổi ổn định về số lượng và thành phần hàng ngày để duy trì đạt cân nặng lý tưởng với chỉ số BMI từ 18 đến dưới 23; đồng thời bảo đảm việc dùng insulin có hiệu quả mà không có biến chứng hạ đường huyết.

Chế độ sinh hoạt

Nên tăng cường việc tập luyện thể lực như đi bộ, chạy nhảy, bơi lội… Tăng cường vận động trong sinh hoạt hàng ngày như hạn chế đi thang máy. Lưu ý người bệnh có thể bị hạ đường huyết khi luyện tập, vì vậy nên ăn nhẹ trước khi tập luyện hoặc tập luyện sau bữa ăn khoảng từ 1 đến 2 tiếng.

Giữ vệ sinh sạch sẽ để phòng nhiễm trùng bằng cách vệ sinh cơ thể, điều trị ngay các vết thương xây xát tay chân, vệ sinh răng miệng… Nên sinh hoạt điều độ, tránh uống rượu bia, không hút thuốc lá…

Dùng thuốc chữa tiểu đường

  • Nên dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng đúng loại thuốc.
  • Dùng đúng thời gian quy định, thuốc thường được uống hoặc tiêm ngay trước bữa ăn để phòng hạ đường huyết; cũng có những loại thuốc sử dụng trong bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn.
  • Dùng đúng liều lượng vì thuốc điều trị bệnh tiểu đường nếu sử dụng quá liều sẽ có nguy cơ gây hạ đường huyết nguy hiểm. Nếu dùng không đủ liều sẽ giảm hiệu quả tác dụng của thuốc.

Các dấu hiệu nguy hiểm cần tới cơ sở y tế

Các dấu hiệu nguy hiểm cần tới cơ sở y tế

Các dấu hiệu nguy hiểm cần tới cơ sở y tế

Tuy không phải là bệnh người cao tuổi thường gặp nhưng trong quá trình chăm sóc tại nhà, người bệnh tiểu đường cần theo dõi và tới ngay cơ sở y tế nếu phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm sau đây:

  • Đường huyết cao trên 15 mmol/L;
  • Triệu chứng khát nước nhiều, đi tiểu nhiều tăng lên;
  • Đau chân khi đi lại;
  • Vã mồ hôi, run chân tay;
  • Đau bụng, nôn, buồn nôn;
  • Có các biểu hiện của biến chứng như lú lẫn, ý thức chậm chạp hoặc hôn mê, sốt kéo dài, tê chân tay, loét chân, đau ngực, khó thở, tiểu ít, phù, mờ mắt, liệt, ho kéo dài…

Ngoài ra, người bệnh cần xét nghiệm HbAlc phản ánh tình trạng đường huyết trong 3 tháng trước, nên được xét nghiệm mỗi 3 tháng. Giá trị bình thường dưới 6,5%. Nếu cao hơn giá trị này là đường huyết của người bệnh chưa được kiểm soát tốt, nên đến bác sĩ để khám bệnh lại.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *