Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ cao hơn so với nam giới do đặc điểm về giải phẫu sinh lý của bộ phận sinh dục nữ. Vậy cần làm gì khi mắc các bệnh viêm nhiễm?
- Sốt virus nên ăn gì?
- Những điều cần biết về rối loạn lưỡng cực và cách điều trị
- Bị xước giác mạc phải làm sao?
Các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ
Viêm âm hộ
Là tình trạng nhiễm trùng khu trú từ màng trinh ở trong đến 2 môi lớn ở ngoài. Nhiễm trùng thường gặp do các vi khuẩn ( E.coli, liên cầu, tụ cầu…) mà căn nguyên chủ yếu do điều liện vệ sinh cá nhân kém, giao hợp thô bạo…
Triệu chứng phát hiện viêm âm hộ tùy thuộc vào tình trạng viêm cấp tính hay là viêm mạn tính.
Với viêm âm hộ cấp tính: Xuất hiện đau, khó chịu sau giao hợp trong 1-2 ngày đầu, ra nhiều khí hư, tiểu nóng rát và đau. Khám thực thể thấy vùng tiền đình có màu đỏ, nhiều khí hư. Xét nghiệm cận lâm sàng thông qua lấy dịch cấy hoặc soi sẽ tìm thấy vi trùng gây bệnh.
Với viêm âm hộ mạn tính xuất hiện sau viêm âm hộ cấp tính không được điều trị hoặc điều trị không triệt để, khiến tình trạng viêm dai dẳng với các đặc điểm: Đau giảm nhưng khí hư không giảm, ngứa nhiều. Xét nghiệm khí hư thấy vi trùng gây bệnh.
Về điều trị viêm âm hộ cần chú ý: Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kháng sinh sử dụng tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ. Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phù hợp, sát khuẩn bằng dung dịch sát trùng nếu bác sĩ cho chỉ định. Hạn chế hoạt động tình dục trong thời gian điều trị, nếu có quan hệ cần chú ý vệ sinh trước, trong và sau quan hệ tình dục
Viêm tuyến Bartholin
Theo chia sẻ tại mục tin y dược, tuyến Bartholin là tuyến thuộc cơ quan sinh dục ngoài, nằm ở cửa âm đạo vị trí 4 giờ và 8 giờ. Đây là những tuyến nhỏ nên rất khó để nhìn hay nhận thấy khi tuyến bình thường. Tuyến có dạng hình cầu, đường kính 1cm, được cấu tạo bởi tế bào trụ tiết nhầy. Chức năng của tuyến là tiết ra chất nhầy vào trong bề mặt môi nhỏ của âm hộ bao quanh âm đạo, giữ cho vùng đó được bôi trơn khi giao hợp và giữ ẩm. Tuyến thường bị viêm do cửa tuyến rộng lại nằm ngay đầu dưới âm đạo, bên ngoài màng trinh nên dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là sau viêm âm hộ.
Viêm tuyến Bartholin
Viêm tuyến Bartholin có biểu hiện giống với viêm âm hộ kể trên. Vùng âm hộ và vùng cửa tuyển viêm đỏ. Vùng tuyến sưng lên, nếu nắn vùng cửa tuyến bệnh nhân đau, có thể có chảy mủ ra. Viêm tuyến Bartholin nếu không được điều trị có thể hình thành ổ áp xe chứa nhiều mủ bên trong.
Điều trị kháng sinh giảm viêm và phẫu thuật bóc bỏ khối áp xe có thể được chỉ định. Việc vệ sinh bộ phận sinh dục cũng như vệ sinh vết rạch sau bóc khối áp xe cần được chú trọng thực hiện.
Viêm âm đạo, cổ tử cung
Viêm âm đạo cổ tử cung là viêm tổ chức sâu hơn ở phía trong của màng trinh. Nguyên nhân viêm âm đạo có thể do vi khuẩn, do nấm hoặc từ tình trạng suy giảm estrogen ở người nhiều tuổi đã mãn kinh.
Triệu chứng của viêm âm đạo, cổ tử cung: Khí hư nhiều và hôi, ngứa âm đạo. Đặt mỏ vịt khám sẽ nhìn thấy viêm nơi ống âm đạo, cổ tử cung tùy vào mức độ, khi đặt mỏ vịt với bệnh nhân viêm cấp sẽ gây đau đớn, bệnh nhân viêm mạn sẽ ít đau hơn. Xét nghiệm khí hư sẽ tìm thấy vi trùng gây bệnh.
Điều trị với viêm âm đạo, cổ tử cung thường sử dụng kháng sinh dạng bôi và đặt, dung dịch vệ sinh sát khuẩn ngoài, với viêm ở người già có thể dùng tới thuốc estrogen bôi hoặc đặt.
Với viêm âm đạo do nấm candida albica có đặc điểm là khi hư, ngứa rát nhiều, giao hợp đau. Xét nghiệm thấy nấm. Thuốc diệt nấm và dung dịch kiềm natri bicarbonat 1% được áp dụng trong điều trị bệnh.
Viêm tử cung
Thường là viêm niêm mạc tử cung xảy ra sau đẻ, sau sảy, sau nạo hút thai hoặc đặt tháo dụng cụ tử cung. Là tiến triển sau viêm âm đạo, viêm cổ tử cung. Cũng có thể là viêm niêm mạc TC, viêm dính do lao.
Viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ
Điều trị viêm tử cung cần hết sức tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ chuyên khoa vì nếu điều trị không tốt hậu quả sẽ rất nguy hại, ảnh hưởng tới sinh sản sau này.
Viêm phần phụ
Là viêm buồng trứng, vòi trứng do nhiễm lậu, lao hoặc các vi trùng khác. Biểu hiện bệnh nhân mệt mỏi, đau 1 hoặc cả 2 bên hố chậu, khí hư màu vàng, khám thấy khối viêm, sờ nắn đau.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn