Bệnh thoát vị đĩa đệm và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống có biểu hiện triệu chứng đặc trưng là đau lưng. Hai vị trí thường bị thoát vị đĩa đệm là cột sống cổ và cột sống thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm thường ở cột sống cổ và cột sống lưng

Thoát vị đĩa đệm thường ở cột sống cổ và cột sống lưng

Nhân của đĩa đệm có cấu tạo là sụn, nằm giữa hai thân đốt sống. Chúng có tác dụng hấp thụ lực, làm vị trí trung gian giữa hai đốt sống và hỗ trợ vận động giữa các đốt sống được trơn tru. Theo thời gian, nhân đệm bị mất dần thành phần nước và trở nên cứng, giòn, dễ gãy, trượt ra khỏi vị trí bản lề giữa hai đốt sống. Khi nhân đệm trượt nghiêm trọng, nó có thể chèn ép vào dây thần kinh hoặc tủy sống gây ra triệu chứng yếu liệt. Cùng các Bác sĩ – Giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về các nguyên nhân, triệu chứng gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm để biết thêm thông tin và có phương pháp điều trị phù hợp, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Hỏi: Thưa Bác sĩ, thoát vị đĩa đệm là gì?

Trả lời:

Theo tin tức sức khỏe, thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, hiện tượng này thường xảy ra trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt hay rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra trên bất kỳ đoạn nào của cột sống, và hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm nếu gây chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân gọi là đau thần kinh tọa. Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp với ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng với bên bị chèn ép.

Hỏi: Nguyên nhân thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm là như thế nào thưa Bác sĩ?

Một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Trả lời:

  • Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của quá trình lão hóa. Khi bạn già đi, nhân đĩa đệm sẽ mất dần nước. Điều này khiến cho đĩa đệm trở nên cứng, dễ gãy, rạn, trượt,… thậm chí chỉ với một cú xoay hoặc vươn người.

Bạn nên sử dụng kết hợp cơ lưng, cơ chân và đùi để nâng vật nặng, nếu đứng thẳng cúi người, chỉ dùng cơ lưng nâng vật nặng cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm. Trong một vài trường hợp bạn cũng bị thoát vị đĩa đệm nếu ngã hoặc bị va chạm mạnh vào lưng.

  • Triệu chứng thường gặp

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa hai đốt sống, làm nhiệm vụ bảo vệ cột sống, hấp thu xung động và chịu tải trọng lớn. Theo thời gian, đĩa đệm bị xơ hóa, mất nước và bào mòn dần. Khi gặp bất kỳ chấn thương nào từ hoạt động thường ngày (như xoay người đột ngột, mang vác vật nặng không đúng cách), té ngã do chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông sẽ gây áp lực lớn lên đĩa đệm, khiến bao xơ dễ bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài tạo thành khối thoát vị. Đa số người bệnh thoát vị đĩa đệm thường bắt đầu với các cơn đau ở vùng thắt lưng hoặc vùng cổ do khối thoát vị chèn ép dây thần kinh ở hai vị trí này. Mức độ đau tăng dần theo thời gian, cơn đau có thể diễn ra cấp tính, tái phát hoặc mãn tính. Người bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng ban đầu chỉ bị đau nhức vùng thắt lưng, cảm giác tê như kim châm. Về sau cơn đau lan tỏa xuống vùng mông đùi, bắp chân, bàn chân và ngón chân, gây tê yếu. Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cổ gây đau cổ âm ỉ hoặc dữ dội, đau vùng vai gáy, tê yếu cổ tay và bàn tay, giảm khả năng vận động của tay.

Đa số mọi người đều chủ quan, lơ là với các triệu chứng cơ bản của thoát vị đĩa đệm, tự ý mua thuốc về sử dụng. Đến khi bệnh tiến triển nặng, gây ảnh hưởng đến chức năng vận động, người bệnh mới tìm đến các phương pháp chữa trị.

Hỏi: Cách điều trị bệnh này như thế nào? Có những cách nào phòng bệnh thoát vị đĩa đệm Bác sĩ có thể nói rõ?

Một số bài tập giúp trị thoát vị đĩa đệm

Một số bài tập giúp trị thoát vị đĩa đệm

Trả lời:

Bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Các bác sĩ không chữa đau mà sẽ bắt đầu tìm nguyên nhân gây đau trước, dựa vào kết quả khám lâm sàng đó mới đề ra phác đồ điều trị tận gốc nguyên nhân gây đau, chữa lành cho người bệnh theo hướng tự nhiên mà an toàn, hiệu quả, không dùng đến thuốc hay phẫu thuật. Thuốc giảm đau chỉ giúp bệnh nhân giảm các cơn đau trong thời gian ngắn chứ không hề chữa tận gốc hoàn toàn. Khi ngưng dùng thuốc, bệnh nhân lại phải tiếp tục chịu đựng các cơn đau triền miên. Ngoài ra, các vấn đề về dạ dày và thận cũng sinh ra từ việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài, càng làm tụt giảm sức khỏe của người bệnh.

Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa thông qua các thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng giúp các đốt sống thẳng hàng về lại vị trí ban đầu, giảm hẳn áp lực đè lên đĩa đệm, đưa dưỡng chất vào nuôi lành và dần dần phục hồi đĩa đệm.

  • Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm ngay từ sớm

Thoát vị đĩa đệm tuy nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa từ sớm bằng cách hạn chế các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh béo phì, thừa cân.

– Có kế hoạch tập luyện thể dục thể thao để cột sống thêm khỏe mạnh, vững chắc.

– Vận động đúng cách: Với nhân viên văn phòng, không ngồi ở một tư thế quá lâu. Sau 1 – 2 giờ nên đứng lên đi lại, tập vài động tác thể dục cơ bản. Với người lao động chân tay, không mang vác quá sức, khi nhấc vật nặng cần ngồi xổm rồi nhấc lên, tuyệt đối không nhấc khi đang gập cúi người.

– Ăn uống lành mạnh, lựa chọn thực phẩm giàu canxi từ tự nhiên hoặc bổ sung Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM, các chất khoáng từ thực phẩm chức năng.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *