Tưởng rằng chỉ người già mới mắc bệnh parkinson, nhưng thực tế bệnh có thể mắc ở người trẻ, dấu hiệu cũng như sự phát triển của bệnh còn nặng hơn gấp nhiều lần so với người già.
- Những biện pháp giúp phòng tránh bệnh parkinson
- Người mắc bệnh parkinson không nên ăn gì?
- Bệnh parkinson và những triệu chứng thường gặp
Bệnh hiện đang có xu hướng mắc ở người trẻ
Parkinson là một căn bệnh của người cao tuổi, bệnh dó thoái hóa tiến triển của hệ thần kinh trung ương, gây ra bởi sự mất đi hàng loạt các tế bào trong vùng não sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin. Đa phần bệnh chỉ xuất hiện ở những người trên 55 tuổi, nhưng hiện nay theo nhiều nghiên cứu, đánh giá chỉ ra rằng bệnh có thể xuất hiện ở cả những người trẻ, những người có độ tuổi từ 21- 45 tuổi.
Dấu hiệu nhận biết bệnh parkinson ở người trẻ
Thông thường khi mắc bệnh parkinson, người già hay người trẻ đều có những dấu hiệu giống nhau, nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt bệnh sẽ vẫn xuất hiện những dấu hiệu khác, điển hình như:
- Trầm cảm, mất ngủ có thể xảy ra ở giai đoạn sớm.
- Chân tay bất thường bị chuột rút, co cứng bàn chân và ngón chân gặp ở 50% người bệnh. Tình trạng này có thể biến mất trước khi họ có triệu chứng khác.
- Cứng cơ, chậm vận động
- Người trẻ nhạy cảm hơn với các thuốc điều trị Parkinson, vì vậy họ có xu hướng gặp phải tác tác dụng phụ gây rối loạn vận động của levodopa hay hiện tượng “bật-tắt” và tác dụng cuối liều sớm hơn những người lớn tuổi.
- Ít khi có biểu hiện giảm trí nhớ hay mất khả năng giữ thăng bằng như người lớn tuổi mắc bệnh Parkinson.
- Run ít khi xảy ra hơn.
Đặc biệt khi mắc bệnh, người trẻ bị giảm sức lao động rất nhanh, cơ thể trở nên yếu hơn, lúc này chi phí điều trị căn bệnh ”tuổi già” trở nên rất tốn kém.
Hiện nay chưa có mọt loại thuốc nào có thể chữa được căn bệnh này
Những nguyên nhân gây bệnh parkinson ở người trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh parkinson ở người trẻ. Không giống như người già, bệnh xuất hiện là do cơ thể bị lão hóa, sức khỏe suy yếu, còn với người trẻ đa phần là do yếu tố di truyền chiếm lượng lớn nguy cơ mắc bệnh. Trong đó di truyền, cụ thể là các gen đột biến đóng vai trò quan trọng hơn trong sự khởi phát sớm bệnh Parkinson. Bệnh phát triển còn do yếu tố môi trường như thường xuyên tiếp xúc với chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và thuốc diệt cỏ, kim loại, có lịch sử trấn thương ở đầu. Trường hợp người trẻ mắc bệnh parkinson có thể xảy ra ở trong gia đình có người nhiễm chất độc màu da cam thì khả năng cao con cháu của họ cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Một vài phương pháp điều trị bệnh parkinson ở người trẻ
Như đã biết, hiện nay trên thế giới chưa có một loại thuốc nào chữa khỏi được bệnh parkinson. Mọi loại thuốc và phương pháp khoa học chỉ có mục đích kìm hãm sự phát triển của bệnh cũng như không gây ảnh hưởng sức khỏe. Vì thế khi mắc bệnh người trẻ có thể dùng một vài phương pháp điều trị sau để đem đến hiệu quả trong quá trình chữa bệnh.
-
Thay đổi chế độ ăn
Với người già khi mắc bệnh parkinson, họ thường sử dụng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi đang mắc bệnh như hạn chế ăn đồ dầu mỡ, đồ uống có cồn, ga, thức ăn giàu protein, tăng cường ăn hoa quả, bổ sung chất xơ và chế độ ăn này cũng được khuyến cáo sử dụng cho người trẻ mắc bệnh Parkinson.
Người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống để bệnh phát triển tốt hơn
-
Sử dụng thảo dược trị bệnh
Hàng nghìn năm tại các nước Á Đông đã sử dụng Thiên ma, Câu đằng để điều trị các chứng run, rung giật. Ngày nay, một số loại thuốc, thảo dược được bào chế từ 2 thành phần chính trên cũng có tác dụng trong điều trị bệnh Parkinson, vì thế khi mắc bệnh mọi người có thể sử dụng những loại thuốc có chứa 2 thành phần chính trên.
-
Phẫu thuật
Người trẻ tuổi bị bệnh Parkinson có thể can thiệp phẫu thuật bằng phương pháp kích thích não sâu hoặc kỹ thuật hiện đại khác như phẫu thuật bằng dao gamma, cấy ghép não bằng mô não của thai nhi và truyền hóa chất trong hạch nền… Bởi họ không mắc nhiều bệnh khác liên quan tới tuổi tác.
Với một số phương pháp chữa bệnh trên có thể áp dụng vào trong quá trình điều trị bệnh để nhằm nâng cao sức khoẻ người cao tuổi cũng như người trẻ mắc bệnh Parkinson.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn