Loãng xương ở người cao tuổi là bệnh phổ biến được nhiều người xem như một điều tất yếu trong cuộc sống. Vì vậy, không phải ai cũng biết được nguyên nhân cũng như nắm rõ cách điều trị của bệnh.
- Điểm mặt những loại bệnh tiêu hoá ở người cao tuổi
- Dinh dưỡng qua thông dạ dày như thế nào?
- Nguyên nhân ra gây bệnh tiểu đêm ở người cao tuổi
Bệnh loãng xương ở người cao tuổi – Nguyên nhân và cách điều trị
Theo thống kế của trang tin Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Pasteur cho thấy hơn 70% người cao tuổi Việt Nam mắc các chứng bệnh loãng xương. Do đó, việc tìm hiểu về bệnh loãng xương ở người cao tuổi cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh đang được cộng đồng và xã hội quan tâm rất nhiều.
Bệnh loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương là tình trạng suy giảm sức mạnh của xương bao gồm khối lượng, mật độ xương cũng như thể tích, vi cấu trúc và chu chuyển xương. Tình trạng này do rối loạn chuyển hóa xương gây ra làm xương dễ gãy ngay cả khi không gặp phải chấn thương, va đập.
Ngoài ra, theo quan điểm của đông Y thì bệnh loãng xương là một trong những bệnh người cao tuổi phổ biến gần như không thể tránh khỏi, đến nỗi nhiều người chấp nhận nó như là một quá trình tất yếu của tự nhiên. Bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn khiến người bệnh gặp khó khăn mỗi khi vận động, thậm chí dẫn đến giòn xương, gãy xương và trở thành tàn phế. Vậy làm thế nào để người già có được xương khớp dẻo dai, kéo dài tuổi thọ, đang được gia đình và xã hội quan tâm đến.
Vì sao bệnh loãng xương lại xuất hiện ở người cao tuổi?
Bệnh loãng xương hay còn gọi là xốp xương, tức là tỷ trọng khoáng chất của bộ xương ở một cơ thể bị suy giảm một cách đáng kể, trong đó hormone sinh dục (estrogen, androgen), các chất protein, vitamin D và canxi đóng vai trò đáng kể. Người ta thấy rằng, chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cấp đủ chất canxi hoặc vì một lý do nào đó cơ thể không hấp thu được canxi (ăn kiêng kéo dài, chế độ ăn nghèo nàn, kém chất lượng).
Loãng xương cũng có thể do mắc một số bệnh về tuyến thượng thận, cường giáp trạng, suy thận, bệnh yếu liệt chi, chấn thương, hoặc bệnh mạn tính phải nằm dài ngày, hoặc do lạm dụng thuốc corticoides trong một thời gian dài…
Nhắc tới bệnh loãng xương, phải kể tới tình trạng đặc biệt ở phụ nữ đến thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh thì lượng hormone estrogen trong máu bị suy giảm một cách đáng kể bởi sự suy thoái của buồng trứng. Vì lý do này mà làm tăng hoạt tính của tế bào tủy xương, làm cho khối lượng xương sẽ mất dần theo năm tháng kể từ khi mãn kinh (mỗi năm mất khoảng từ 2 – 4%).
Ngoài yếu tố về chế độ dinh dưỡng và nội tiết tố còn có nhiều yếu tố thuận lợi (nguy cơ) làm cho bệnh loãng xương ở người cao tuổi tăng lên nếu như trên cơ thể người đó có tiền sử bị còi xương lúc còn nhỏ, hàng ngày ít vận động, béo phì.
Một số tác giả đã tổng kết thấy có tới 7 nguyên nhân chính gây nên bệnh loãng xương giới tính (tỷ lệ nữ lưỡng xương chiếm nhiều hơn nam): di truyền, tuổi tác, cân nhẹ (chỉ số Ic < 19), hút thuốc lá, dùng thuốc corticoides lâu dài.
Vì sao bệnh loãng xương lại xuất hiện ở người cao tuổi?
Các biểu hiện của bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Bệnh loãng xương được diễn biến âm thầm, khi có dấu hiệu lâm sàng thường là lúc đã có biến chứng, cơ thể đã bị mất tới 30% khối lượng xương. Người bệnh thấy đau mỏi mơ hồ ở cột sống, dọc các xương dài như xương cẳng chân, đau mỏi cơ bắp, hay bị chuột rút các cơ… Đau cột sống, lan theo khoanh liên sườn, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế; đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở; gù lưng, giảm chiều cao. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng đau kéo dài do chèn ép thần kinh, gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực… gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi; giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh, trong đó gãy cổ xương đùi là nghiêm trọng hơn cả, thường gặp ở những người cao tuổi, sức khỏe kém.
Hướng dẫn cách điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Bệnh loãng xương ở người cao tuổi không phải điều trị ngày một ngày hai là có kết quả mà cần điều trị trong khoảng thời gian điều trị lâu dài vì xương rất khó phục hồi. Để điều trị bệnh loãng xương thì cần có sự kết hợp giữa nhiều phương pháp khác nhau.
- Về chế độ sinh hoạt: Cần duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích, người già nên có những biện pháp luyện tập phù hợp với bệnh và lứa tuổi của mình để tăng sự đàn hồi của xương, làm giảm sự giòn xương, giúp ích cho sự linh hoạt và năng động của mỗi người. Tăng cường bổ sung những chất khoáng vào trong chế độ dinh dưỡng người cao tuổi… Ở người cao tuổi thì khả năng hấp thụ canxi và protein kém nên cần uống thêm sữa canxi.
- Thuốc cho bệnh loãng xương: Để điều trị bệnh loãng xương thì những loại thuốc đặc trị là cần thiết nhưng phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, các loại thực phẩm chức năng được bào chế từ sụn vi cá mập cũng nên được bổ sung. Điều này duy trì mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương. Một số các loại thuốc có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào làm hủy xương.
Hướng dẫn cách điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Bệnh loãng xương ở người cao tuổi thường gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm khó chịu trong cuộc sống trong việc di chuyển đi lại. Bệnh loãng xương còn là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng tử vong ở người cao tuổi. Hy vọng với cách điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi trên đây sẽ giúp ích được cho các bạn có thêm đầy đủ kiến thức để chăm sóc những người thân trong gia đình của mình một cách tốt nhất.
Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn