Bệnh lao xương và những điều cần biết

Lao xương là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh lao xương như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay?

Bệnh lao xương là gì?

Bệnh lao xương là gì?

Bệnh lao xương là gì?

Bệnh lao xương khớp là một loại bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis. Đây là một dạng lao thứ phát đi từ phổi/hệ tiêu hóa vào máu để đến cư trú tại một hay nhiều bộ phận của hệ thống xương – khớp.

Vị trí thường bị lao xương nhất là cột sống, thứ hai là hông và gối. Thân đốt sống và đĩa đệm thắt lưng là những vị trí tại cột sống dễ bị vi khuẩn lao tấn công nhất

Dấu hiệu của bệnh lao xương

Dấu hiệu nhận biết bệnh lao xương bao gồm:

  • Đau xương tại chỗ, thường ở vị trí cột sống.
  • Sưng, cứng tại vị trí bị lao nhưng lại không viêm (vị trí tổn thương lao xương sưng to nhưng lại không nóng, không đỏ).
  • Áp xe lạnh: Đây là dấu hiệu gợi ý đến tổn thương do vi khuẩn lao gây ra. Bên trong ổ áp xe là mủ, tổ chức hoại tử bã đậu, đôi khi có cả mảnh xương chết. Khám lâm sàng thấy dấu hiệu bùng nhùng cạnh khớp.
  • Triệu chứng toàn thân: Cơ thể mệt mỏi, sốt về chiều, vã nhiều mồ hôi về đêm, ăn uống kém, sụt cân, da xanh xao.

Dấu hiệu của bệnh lao xương

Dấu hiệu của bệnh lao xương

Bệnh lao xương có lây không?

Bệnh lao xương có thể lây cho người khác thông qua các con đường sau:

  • Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, hay chỉ đơn giản là nói chuyện, vi khuẩn lao sẽ phát tán vào không khí và đi vào cơ thể của người khác
  • Lây nhiễm qua các vết thương hở như vết cắt, vết trầy xước… hoặc lây qua niêm mạc (họng, mắt…)
  • Lây theo đường từ mẹ sang con.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc lao xương cao?

Một số đối tượng có nguy cơ mắc lao xương cao, có thể kể đến là:

  • Tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi hay các nguồn lây lao khác, nguy cơ tăng lên khi tiếp xúc thường xuyên, liên tục.
  • Tiền sử lao trước đó: lao phổi, lao sơ nhiễm, lao hạch, lao tiết niệu,…
  • Trẻ nhỏ chưa được tiêm phòng vaccin BCG.
  • Bệnh lý: đái tháo đường, loét dạ dày – tá tràng, suy giảm miễn dịch, HIV/AIDS, suy dinh dưỡng,…

Điều trị lao xương như thế nào?

Điều trị lao xương như thế nào?

Điều trị lao xương như thế nào?

Phác đồ điều trị của bệnh lao xương được chia thành 2 loại chính là điều trị cơ bản và điều trị phối hợp:

  • Điều trị cơ bản: điều trị bệnh bằng thuốc theo đúng phác đồ để ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn lao. Khi thực hiện giải pháp này, người bệnh cần chú ý uống thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sỹ; không tự ý bỏ thuốc khi thấy đỡ bệnh (để tránh hiện tượng kháng thuốc) và cần tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh. Thông tin này cũng được đăng tải trên nhiều trang tin tức sức khỏe và nhận được sự quan tâm của độc giả.
  • Điều trị phối hợp: Tùy theo trường hợp mà một số bệnh nhân sẽ được điều trị phối hợp, nghĩa là hết hợp thêm phẫu thuật – chỉnh hình… nếu cần thiết. Điều trị bệnh lao xương có thể đi kèm với điều trị của các loại bệnh khác của cơ thể.

Cần làm gì khi gia đình có người bị lao xương?

  • Đầu tiên, nếu như gia đình có bệnh nhân bị lao xương, điều tiên quyết cần làm là cách ly bệnh nhân với gia đình để tránh sự lây nhiễm.
  • Gia đình của bệnh nhân cần phải có các thăm khám – xét nghiệm và chụp Xquang phổi để kiểm tra tình trạng sức khỏe và xác định có bị lây lao hay chưa, từ đó có giải pháp điều trị hay phòng tránh kịp thời.
  • Khẩu phần ăn phải tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, thêm thực phẩm giàu đạm và chất xơ – vitamin để thúc đẩy hoạt động của hệ miễn dịch.

Nguồn: suckhoenguoicaotuoi.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *